Thứ Ba, 19/09/2023 11:35

Xuất hiện nhiều thủ đoạn lừa đảo mới chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng

Thời gian qua, tội phạm sử dụng công nghệ cao liên quan đến lĩnh vực ngân hàng tiếp tục gia tăng, diễn biến phức tạp, có xu hướng thay đổi về phương thức, thủ đoạn. 

Tại hội thảo "Bảo vệ tài khoản ngân hàng trước nguy cơ lừa đảo trực tuyến gia tăng" sáng 19/09/2023, thượng tá Cao Việt Hùng - Phó Trưởng Phòng 4 Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Bộ Công an - đã chia sẻ các chiêu thức lừa đảo của tội phạm mạng phổ biến hiện nay. 

Thượng tá Cao Việt Hùng - Phó Trưởng phòng 4 Cục A05 - Bộ Công An

Tìm kiếm lỗ hổng bảo mật ngân hàng để tấn công

Theo Thượng tá Cao Việt Hùng, việc đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống thông tin của các ngân hàng còn chưa tương xứng, tin tặc thường lợi dụng để tấn công, khai thác lỗ hổng bảo mật.

Tin tặc thường xuyên tập trung tìm kiếm, lợi dụng những lỗ hổng bảo mật và sơ hở trong quy trình hoạt động cung cấp dịch vụ để đánh cắp thông tin, chiếm đoạt tài sản của khách hàng. Trong đó, các hình thức lừa đảo phổ biến được đưa ra gồm:

Thứ nhất, kẻ lừa đảo giả danh cơ quan công an, viện kiểm sát, cơ quan thuế, bảo hiểm xã hội… để yêu cầu người bị hại cài đặt các ứng dụng (app) giả mạo trên điện thoại. Sau đó, tội phạm nắm quyền kiểm soát điện thoại, thực hiện giao dịch chuyển tiền để chiếm đoạt tài sản.

Thứ hai, tội phạm tuyển cộng tác viên bán hàng online, làm nhiệm vụ đơn hàng, kêu gọi tham gia các hội nhóm đầu tư chứng khoán... Sau khi người bị hại chuyển tiền, các đối tượng chiếm đoạt, thông qua tiền ảo chuyển ra nước ngoài.

Thứ ba, tội phạm lập website, giả mạo nhân viên các ngân hàng, công ty tài chính đăng bài quảng cáo cho vay thủ tục đơn giản… và yêu cầu nộp các loại phí để chiếm đoạt tài sản.

Thứ tư, tội phạm áp dụng công nghệ Al (Deepfake) để giả mạo luôn khuôn mặt, giọng nói (Deep voice), sau đó liên hệ người thân, bạn bè nhờ chuyển tiền. Ngoài ra, các đối tượng sẽ giả mạo dịch vụ lấy lại tiền đã bị lừa đảo hay lập doanh nghiệp "ma", mở tài khoản ngân hàng để nhận tiền đầu tư chứng khoán, Forex… sau đó chiếm đoạt.

Trong hoạt động thanh toán thẻ, Thượng tá Hùng cho biết thêm hành vi vi phạm pháp luật thường tập trung vào một số hình thức như mua bán, sử dụng trái phép thông tin thẻ ngân hàng, thanh toán khống hàng hóa, dịch vụ qua POS.

Hiện nay, thủ đoạn mới xuất hiện là dán đè mã QRCode tại các cửa hàng để chiếm đoạt tài sản, tạo hóa đơn giả đã chuyển tiền để chiếm đoạt tài sản, giả danh nhân viên ngân hàng, đề nghị khách hàng cung cấp thông tin thẻ và sử dụng trái phép để mua hàng hóa, dịch vụ.

Ngân hàng và khách hàng là mục tiêu của đối tượng lừa đảo

Thượng tá Cao Việt Hùng cho biết trong thời gian tới, hoạt động tội phạm sử dụng công nghệ cao sẽ ngày càng phát triển, lợi dụng các công nghệ khoa học như Deepfake, Deepvoice để thực hiện hành vi phạm tội. Các ngân hàng và khách hàng tiếp tục là mục tiêu của tội phạm.

Dẫn chứng về các tội phạm hướng đến ngân hàng, ông Hùng cho hay có một khách hàng ở TPHCM mở một sổ tiết kiệm online trên ứng dụng với giá trị 1 triệu đồng. Theo quy định của ngân hàng, với sổ tiết kiệm 1 triệu đồng, khách hàng có thể vay được 850,000 đồng. Tuy nhiên, người này đã dùng công nghệ can thiệp trái phép vào hệ thống thông tin tài chính của ngân hàng để rút và chuyển về tài khoản cá nhân tổng số tiền 10.5 tỷ đồng.

Đối với ngân hàng, các đối tượng sẽ rà soát, tấn công hệ thống, dò tìm, khai thác lỗ hổng bảo mật, tấn công bằng mã độc... Còn với khách hàng của ngân hàng, các đối tượng liên tục sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn mới để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Trong thời gian tới, Thượng tá Cao Việt Hùng đề nghị các ngân hàng cần nâng cao, tăng cường hơn công tác phối hợp giữa Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán để xây dựng quy trình phối hợp nhằm hạn chế tình trạng sử dụng tài khoản ngân hàng, ví điện tử không chính chủ, ngăn chặn sớm dòng tiền và việc vi phạm pháp luật.

Đồng thời, cần tăng cường an ninh, bảo mật hệ thống thông tin, phòng chống mã độc, mua bán dữ liệu khách hàng.

Ông Hùng cũng đề nghị các ngân hàng nghiên cứu, triển khai các giải pháp để giải quyết triệt để tình trạng tài khoản ngân hàng "rác", sử dụng tài khoản ngân hàng không chính chủ phục vụ hoạt động vi phạm pháp luật như lừa đảo, đánh bạc, rửa tiền...

Bên cạnh đó, ông Hùng cũng cho rằng chế tài mua bán tài khoản chưa đủ mạnh, do đó ông kiến nghị cần tăng chế tài mua bán tài khoản ngân hàng để phòng tránh tội phạm lừa đảo.

Hàn Đông

FILI

Các tin tức khác

>   Chuyển tiền liên ngân hàng từ 10 triệu đồng trở lên sẽ phải xác thực sinh trắc học? (19/09/2023)

>   SeABank được vinh danh 2 sản phẩm dịch vụ, tài chính tiêu biểu và top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam (19/09/2023)

>   "Cơn mưa quà tặng" mừng sinh nhật 28 năm của NCB (19/09/2023)

>   VIB dẫn đầu ngành ngân hàng trong Top 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 2023 (19/09/2023)

>   Sau Vietcombank và Agribank, đến lượt BIDV giảm lãi suất tiền gửi (18/09/2023)

>   Ngân hàng Nhà nước đã trình chủ trương cơ cấu lại SCB (18/09/2023)

>   ADB vinh danh HDBank là Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam (18/09/2023)

>   Thống đốc: 'Sở hữu chéo khó có thể xử lý triệt để bằng một quy định' (18/09/2023)

>   Giá USD tiếp tục leo dốc (17/09/2023)

>   Phó Chủ tịch PG Bank Nguyễn Tiến Dũng nộp đơn xin từ nhiệm (17/09/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật