Thứ Năm, 28/09/2023 08:36

Vốn FDI thực hiện 9 tháng năm 2023 cao kỷ lục

Theo số liệu vừa được Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố, 9 tháng đầu năm, vốn đầu tư thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài (FDI) đạt hơn 15.9 tỷ USD, cao nhất trong giai đoạn 2018-2023.

Cụ thể, tính đến 20/9/2023, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 20.21 tỷ USD, tăng 7.7% so với cùng kỳ.

Trong 9 tháng, có 2,254 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư (tăng 66.3% so với cùng kỳ), với tổng vốn đăng ký đạt hơn 10.23 tỷ USD (tăng 43.6% so với cùng kỳ) và 2,539 giao dịch góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị vốn góp đạt hơn 4.82 tỷ USD (tăng 47% so với cùng kỳ).

Cũng theo Cục Đầu tư nước ngoài, dù vốn đầu tư điều chỉnh giảm trong 9 tháng (37.3% so với cùng kỳ) nhưng xu hướng này đã có sự cải thiện so với các mức giảm: 39.7% trong 8 tháng: 42.5% trong 7 tháng; 57.1% trong 6 tháng; 59.4% trong 5 tháng và 68.6% trong 4 tháng.

Ngoài ra, số lượt dự án điều chỉnh vốn cũng duy trì mức tăng so với cùng kỳ, khẳng định niềm tin của các nhà đầu tư vào môi trường đầu tư của Việt Nam.

Cục Đầu tư nước ngoài nhận định kết quả trên cho thấy các giải pháp quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong những tháng đầu năm đã mang lại hiệu quả trong việc hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn để doanh nghiệp triển khai thực hiện giải ngân vốn đầu tư.

Từ đầu năm đến nay, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 14 tỷ USD, chiếm gần 69.3% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng 15.5% so với cùng kỳ.

Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư gần 1,94 tỷ USD, chiếm hơn 9,6% tổng vốn đầu tư đăng ký, giảm 45% so với cùng kỳ. Các ngành tài chính ngân hàng, bán buôn, bán lẻ xếp thứ 3 và 4 với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt gần 1.54 tỷ USD (gấp gần 63.8 lần) và gần 734 triệu USD (tăng 18.7%).

Về địa bàn đầu tư, Hà Nội dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 2.53 tỷ USD, chiếm gần 12.5% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng gấp 2.46 lần so với cùng kỳ năm 2022. Hải Phòng xếp thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 2.21 tỷ USD, chiếm 10.9% tổng vốn đầu tư cả nước, tăng 82.4% so với cùng kỳ. Tiếp theo lần lượt là TPHCM, Bắc Giang, Bình Dương,…

Các đối tác đầu tư truyền thống như Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hong Kong, Đài Loan (Trung Quốc) chiếm tới 78.8% tổng vốn đầu tư của cả nước.

Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 3.98 tỷ USD, chiếm hơn 19.7% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Trung Quốc đứng thứ hai với 2.92 tỷ USD, chiếm 14.5% tổng vốn đầu tư. Nhật Bản đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 2.9 tỷ USD, chiếm hơn 14.3% tổng vốn đầu tư.

Nhật Quang

FILI

Các tin tức khác

>   Vĩnh Long điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ lãnh đạo (27/09/2023)

>   Reuters: Ông lớn sản xuất pin Trung Quốc cam kết đầu tư 400 triệu USD vào Việt Nam (27/09/2023)

>   Bay quốc tế phục hồi mạnh, trừ 2 thị trường (27/09/2023)

>   Hơn 10 doanh nghiệp bao bì lớn của Việt Nam bị "thôn tính" (27/09/2023)

>   Con đường Xanh hóa trong ngành Thép: Khó khăn hay động lực? (27/09/2023)

>   Bộ Tài chính: Cao tốc Thăng Long, đường sắt Nhổn-ga Hà Nội giải ngân 0 đồng (27/09/2023)

>   Thách thức cho hàng Việt vào Mỹ: Thị hiếu và nhà phân phối (27/09/2023)

>   EVN: Giá thành đưa điện đến vùng sâu tới 7.000 đồng/kWh (26/09/2023)

>   19 "ông lớn" Nhà nước thay đổi thế nào sau 5 năm về "siêu ủy ban"? (26/09/2023)

>   Việt Nam – Brazil phấn đấu thương mại song phương đạt 15 tỷ USD vào năm 2030 (26/09/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật