Thứ Ba, 05/09/2023 15:37

Tài trợ thương mại toàn cầu thiếu hụt 2.500 tỷ USD vào năm 2022

Tổng Giám đốc phụ trách khu vực tư nhân của ADB cho biết sự thiếu hụt nguồn tài trợ cho thương mại gia tăng là do kinh tế toàn cầu vẫn đang nỗ lực phục hồi sau đại dịch.

Sự thiếu hụt nguồn tài trợ cho thương mại toàn cầu đã tăng lên mức kỷ lục 2.500 tỷ USD vào năm 2022. (Nguồn: Reuters)

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày 5/9 công bố kết quả khảo sát mới nhất cho thấy, sự thiếu hụt nguồn tài trợ cho thương mại toàn cầu đã tăng lên mức kỷ lục 2.500 tỷ USD vào năm 2022, so với mức 1.700 tỷ USD vào năm 2021, do những hạn chế tiếp tục kéo dài làm giảm nguồn lực của các ngân hàng.

Tổng Giám đốc phụ trách khu vực tư nhân của ADB, Suzanne Gaboury, cho biết sự thiếu hụt gia tăng do kinh tế toàn cầu vẫn đang nỗ lực phục hồi sau đại dịch.

Khảo sát trên là đáng tin cậy hàng đầu thế giới về tài trợ thương mại, dựa trên số liệu đến của 137 ngân hàng và 185 công ty từ khoảng 50 nền kinh tế.

Những người tham gia khảo sát cho biết họ tiếp tục phải đối mặt với những hạn chế trong tiếp cận tài chính trong năm ngoái do lãi suất tăng và những bất ổn trên thị trường tài chính, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm và bất ổn địa chính trị.

Theo khảo sát, đà phục hồi kinh tế mạnh sau đại dịch COVID-19 khiến lượng hàng hóa xuất khẩu toàn cầu tăng trưởng lần lượt  ở mức 26,6% và 11,5% trong năm 2021 và 2022, và dẫn tới nhu cầu về tài trợ thương mại tăng cao, đi kèm là rủi ro kinh tế lớn hơn.

Cuộc khảo sát mới nhất lần đầu tiên tập trung vào các vấn đề môi trường, xã hội và quản trị cũng như số hóa để đánh giá tác động đối với các chuỗi cung ứng liên quan và mức độ thiếu hụt về tài trợ thương mại.

Hầu hết các ngân hàng và công ty tham gia cuộc khảo sát đều tin rằng việc liên kết vấn đề quản trị và xã hội có thể giúp giảm khoảng cách tài chính thương mại.

Thách thức hàng đầu về chuỗi cung ứng được các công ty khảo sát nêu ra là không đủ sự hỗ trợ tài chính. Họ xác định khả năng tiếp cận nguồn tài chính đầy đủ, hậu cần đáng tin cậy và sử dụng công nghệ kỹ thuật số là ba thành phần quan trọng nhất của chuỗi cung ứng linh hoạt./.

Hằng Linh

Vietnamplus

Các tin tức khác

>   Vàng thế giới khởi sắc khi đồng USD suy yếu (05/09/2023)

>   Dầu tăng nhờ dữ liệu kinh tế tích cực của Mỹ và Trung Quốc (05/09/2023)

>   UBS phá kỷ lục lợi nhuận ngành ngân hàng sau sáp nhập Credit Suisse (04/09/2023)

>   Gã khổng lồ Country Garden tạm thoát cảnh vỡ nợ (02/09/2023)

>   Vàng thế giới tăng trong tuần qua (02/09/2023)

>   Dầu tăng 4 phiên liên tiếp (02/09/2023)

>   Vàng thế giới giảm trong tháng 8 (01/09/2023)

>   Dầu WTI vọt hơn 2 USD/thùng vào cuối phiên (01/09/2023)

>   Nợ xấu của các ngân hàng quốc doanh Trung Quốc tăng do khủng hoảng bất động sản (01/09/2023)

>   Trung Quốc sắp ra tay giải cứu ông lớn quỹ tín thác Zhongrong? (31/08/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật