Thứ Ba, 19/09/2023 13:50

Chuyên gia nói gì về năng suất lao động của Việt Nam còn thấp?

Sáng 19/9/2023, Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2023 đã được tổ chức, trong phần chuyên đề 2 với chủ đề “Nâng cao năng suất lao động, đảm bảo an sinh trong bối cảnh mới”, Ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương điều hành phiên chuyên đề, trong đó Ông Hiển đã đặt nhiều câu hỏi về vấn đề năng suất lao động Việt Nam vì sao thấp cho cả chuyên gia trong nước và quốc tế.

Ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương điều phối thảo luận

Theo TS. Nguyễn Lê Hoa, Trưởng Phòng Nghiên cứu năng suất Viện Năng suất Việt Nam cho rằng có các nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Cụ thể, tại Việt Nam đang thiếu hụt lao động lành nghề có kỹ năng cao; thành phần kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng lớn nhưng hầu hết là quy mô nhỏ và siêu nhỏ nên khó có thể nâng cao năng suất lao động trong lĩnh vực này.

Mặc dù các chính sách của Nhà nước đều tập trung vào tái cơ cấu nền kinh tế đã tác động tích cực đến tăng năng suất ở Việt Nam nhưng năng suất nội ngành chưa đạt được như kỳ vọng, các ngành đóng góp cao vào GDP và sử dụng lao động cao nhưng mức năng suất còn thấp, tốc độ tăng trưởng chưa đạt như mong muốn…

TS. Nguyễn Lê Hoa cho biết, thời gian qua, có nhiều chính sách lớn của Đảng, Nhà nước trong thúc đẩy nâng cao năng suất lao động của Việt Nam, như đổi mới mô hình tăng trưởng, giải quyết thủ tục hành chính, đổi mới khoa học công nghệ sáng tạo. Tuy nhiên, quá trình thực thi chính sách còn chậm; các chương trình hỗ trợ cho doanh nghiệp chưa có sự tham gia tích cực từ phía doanh nghiệp.

Vì vậy, thời gian tới, các hoạt động thúc đẩy nâng cao năng suất lao động Việt Nam cần được triển khai mạnh mẽ hơn. Trong đó, tập trung vào liên kết phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương để xây dựng các chính sách đồng bộ và xuyên suốt; Tạo điều kiện thúc đẩy nguồn lực và tạo điều kiện để khu vực kinh tế tư nhân phát huy vai trò trong việc tăng năng suất lao động; Tăng năng lực thực thi chính sách thúc đẩy năng suất, tập trung vào ngành đóng góp giá trị gia tăng cao và sử dụng nhiều lao động.

Ông Jonathan Pincus, Chuyên gia Kinh tế quốc tế cấp cao của Tổ chức phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam và TS. Nguyễn Lê Hoa, Trưởng Phòng Nghiên cứu năng suất, Viện Năng suất Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế đối với Việt Nam trong việc nâng cao năng suất lao động

Đặt câu hỏi đối với Chuyên gia Kinh tế quốc tế cấp cao của Tổ chức phát triển Liên hợp quốc - UNDP, ông Jonathan Pincus, ông Nguyễn Đức Hiển đề nghị ông Jonathan Pincus chia sẻ kinh nghiệm quốc tế đối với Việt Nam trong việc nâng cao năng suất lao động nhằm thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, góp phần cơ cấu lại và nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam.

Chuyên gia kinh tế của UNDP cho biết hiện nay trên thế giới chỉ có khoảng 11 quốc gia có thể duy trì tăng năng suất về lâu dài, trong đó Hoa Kỳ là quốc gia dẫn đầu và phần lớn các quốc gia là ở châu Âu. Điểm chung của các quốc gia này là những nước xuất khẩu thành công, tận dụng nhu cầu nước ngoài để tăng quy mô sản xuất các ngành cả công nghiệp và nông nghiệp.

Chuyên gia của UNDP chia sẻ thực tiễn trước đây ở khu vực Đông Nam Á có Thái Lan và Malaysia có tốc đố tăng năng suất lao động tăng nhanh tuy nhiên 2 nước này lại  không duy trì được tốc độ tăng năng suất lao động sau khủng hoảng tài chính châu Á. Các quốc gia này không nâng cấp được chính sách phát triển khi đạt được mức thu nhập trung bình mà tiếp tục theo đuổi chính sách tăng trưởng dựa trên xuất khẩu chi phí thấp mà không đổi mới để nâng cấp công nghệ, nâng cấp năng lực của các ngành sản xuất trong nước. 

Việt Nam là nước thu nhập trung bình đạt được tăng trưởng đáng “ngưỡng mộ” trong một thời gian. Vấn đề đặt ra là Việt Nam liệu có rơi vào bẫy thu nhập trung bình như các nước trên hay không? Theo chuyên gia của UNDP, vấn đề then chốt là Việt Nam phải thành công trong xây dựng hệ thống đổi mới quốc gia.

Hiện nay, Việt Nam đầu tư vào đổi mới sáng tạo, nghiên cứu phát triển là rất thấp nhất ở khu vực công, các viện nghiên cứu tư nhân thì chưa được khuyến khích phát triển. Điều này là do các doanh nghiệp tư nhân xuất khẩu chủ yếu là doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp đa quốc gia, còn doanh nghiệp trong nước chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa thì khó có thể có đủ nguồn lực cho nghiên cứu phát triển. 

Chuyên gia của UNDP chỉ rõ 2 vấn đề trong đầu tư nghiên cứu phát triển của Việt Nam là tiêu quá ít và tiêu quá dàn trải. Khả năng điều phối thấp giữa trung ương và địa phương trong đầu tư nghiên cứu phát triển. Đầu tư dàn trải với quá nhiều cơ quan bộ ngành và chưa tập trung vào những ngành then chốt. Nhiều dự án nhỏ làm hạn chế tác động của việc đầu tư.

Ngoài ra, chuyên gia của UNDP cũng góp ý vào công tác đào tạo chuyên sâu, sau đại học ở Việt Nam. Hiện nay chưa có đủ không gian trong giáo dục cao học nhất là các ngành khoa học, kĩ thuật. Trong bối cảnh các doanh nghiệp hứng thú với đầu tư tại Việt Nam, Việt Nam cần chuẩn bị tốt hơn để tận dụng cơ hội này, nâng cấp năng lực của mình. Việt Nam có nhiều du học sinh ở các nước phát triển, nhiều nhân tài khoa học công nghệ cần được khuyến khích trở về các viện, trường ở Việt Nam để tận dụng được nguồn vốn nhân lực này.

Nhật Quang

FILI

Các tin tức khác

>   UBND TP HCM chính thức trình HĐND về thu phí sử dụng tạm lòng đường, vỉa hè (19/09/2023)

>   8 bí quyết trường thọ của chuyên gia tim mạch Nhật Bản (18/09/2023)

>   Tỷ phú Mark Cuban: Đừng tin những lời khuyên làm giàu trên mạng, nếu giàu họ đã không chia sẻ bí kíp (18/09/2023)

>   Thu phí sử dụng vỉa hè: Cần thiết, hợp lý (18/09/2023)

>   La liệt bánh Trung thu giảm giá, khách vẫn 'ngó lơ' (16/09/2023)

>   Trả hơn 32 tỷ đồng mua biển số đẹp  (16/09/2023)

>   Em đi tát nước… (16/09/2023)

>   Bắt tạm giam giám đốc công ty phân bón Phúc Mỹ (15/09/2023)

>   Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hưởng lương hưu thế nào? (15/09/2023)

>   Hé lộ chiêu lừa đảo của quỹ mạo danh SAC Capital (14/09/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật