Thứ Tư, 16/08/2023 16:31

JPMorgan: Thị trường mới nổi nguy cơ vỡ nợ nhiều hơn vì bất động sản Trung Quốc

JPMorgan vừa nâng dự báo vỡ nợ doanh nghiệp ở các thị trường mới nổi trên toàn cầu, phần lớn là do lo ngại về nguy cơ Country Garden vỡ nợ và hậu quả lây lan trong ngành bất động sản của Trung Quốc.

 

JPMorgan nâng dự báo tỷ lệ vỡ nợ doanh nghiệp trên toàn cầu trong năm 2023 từ 6% lên 9.7% trong một báo cáo ngày 15/08. Trong đó, dự báo tỷ lệ vỡ nợ trái phiếu lợi suất cao ở châu Á tăng lên 10% từ 4.1%. Tuy nhiên, con số này giảm xuống chỉ còn 1% nếu không tính thị trường Trung Quốc.

Nói cách khác, ngân hàng này dự đoán doanh nghiệp Trung Quốc sẽ chiếm gần 40% tổng số vụ vỡ nợ trong năm 2023. Đứng phía sau là doanh nghiệp Nga với 35% và doanh nghiệp Brazil với 12%.

Động thái của JPMorgan nhấn mạnh nỗi lo ngại rằng việc Country Garden vỡ nợ sẽ có tác động lây lan ra toàn ngành bất động sản Trung Quốc và nền kinh tế nói chung. Country Garden có danh mục đầu tư dự án lớn hơn và rộng hơn nhiều so với China Evergrande Group, một công ty bất động sản khác đã rơi vào tình trạng vỡ nợ vào năm 2021 và phải tái cơ cấu nợ nước ngoài hồi tháng 3.

Country Garden từng là một trong những công ty bất động sản lớn nhất Trung Quốc. Tuy nhiên, họ đã không thể thanh toán số trái phiếu đã đáo hạn vào ngày 07/08 và hiện họ được gia hạn đến đầu tháng 9 để hoàn tất nghĩa vụ nợ. Tuần trước, công ty này đã đình chỉ giao dịch 11 loại trái phiếu trong nước và đưa ra cảnh báo rằng khoản lỗ trong 6 tháng đầu năm nay có thể lên tới 55 tỷ nhân dân tệ (7.5 tỷ USD).

Trong báo cáo, JPMorgan cho biết việc Country Garden vỡ nợ có thể dẫn đến việc vỡ nợ 8 tỷ USD của các công ty bất động sản nhỏ hơn ở Trung Quốc.

Ngành bất động sản Trung Quốc đã lao đao kể từ năm 2020, khi Bắc Kinh siết chặt giới hạn nợ của các công ty trong ngành. Sau nhiều năm tăng trưởng vượt bậc, ngành bất động sản Trung Quốc nay lại phải đối mặt với tình trạng cung vượt xa cầu ở một số nơi, tạo ra các thành phố “ma”. Đó là lý do chính sách “ba lằn ranh đỏ” của Trung Quốc ra đời, buộc các công ty bất động sản hạn chế tỷ lệ nợ so với dòng tiền, tài sản và nguồn vốn của công ty.

Tuy nhiên, việc này đã ảnh hưởng đến đà tăng trưởng vì bất động sản trực tiếp và gián tiếp chiếm tới 1/3 hoạt động kinh tế của Trung Quốc.

Theo JPMorgan, hơn 100 tỷ USD nợ trái phiếu bất động sản của Trung Quốc đã bị vỡ nợ trong hai năm rưỡi qua. Trước Country Garden, lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc đã vỡ nợ 109 tỷ USD kể từ đầu năm 2021, chiếm 94% tổng số vụ vỡ nợ ở châu Á trong thời kỳ đó.

Kim Dung (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Lép vế trước đối thủ 7-Eleven, FamilyMart rút khỏi Thái Lan (16/08/2023)

>   Đồng USD chạm đỉnh 1 tháng do dấu hiệu đáng ngại về kinh tế Trung Quốc (15/08/2023)

>   Sau bất động sản, đến lượt ngành quỹ tín thác 2,900 tỷ USD của Trung Quốc gặp rắc rối (15/08/2023)

>   Trung Quốc công bố hàng loạt dữ liệu kinh tế đáng ngại (15/08/2023)

>   Kinh tế Đức chưa có dấu hiệu phục hồi bền vững trong những tháng tới (15/08/2023)

>   UBS vướng vào thách thức mới liên quan tới vụ Credit Suisse (13/08/2023)

>   Doanh thu quý vượt ước tính, Alibaba vẫn gặp trở ngại (13/08/2023)

>   Lạm phát yếu hơn dự báo, Fed sẽ không nâng lãi suất trong tháng 9? (11/08/2023)

>   Reuters dự báo ECB sẽ tạm dừng tăng lãi suất trong tháng Chín (11/08/2023)

>   ‘Bánh xe’ suy thoái đang lăn trong nền kinh tế Mỹ (11/08/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật