Chủ Nhật, 20/08/2023 10:30

Hai năm tới, Chính phủ dự kiến vay khoảng 1,25 triệu tỷ đồng

Trong tổng số 1,25 triệu tỷ đồng cần vay trong hai năm 2024-2025, 750 nghìn tỷ đồng vay để bù đắp bội chi ngân sách trung ương, còn vay để trả nợ gốc đến hạn ngân sách trung ương là khoảng 465,8 nghìn tỷ đồng.

Bộ Tài chính vừa gửi lấy ý kiến các bộ ngành, địa phương về dự thảo báo cáo đánh giá giữa kỳ kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025.

Theo dự thảo, trong tổng số 1,25 triệu tỷ đồng cần vay trong hai năm 2024-2025, thì 750 nghìn tỷ đồng vay để bù đắp bội chi ngân sách Trung ương, còn vay để trả nợ gốc đến hạn ngân sách trung ương là khoảng 465,8 nghìn tỷ đồng (trong đó, nghĩa vụ trả nợ gốc trong nước 313 nghìn tỷ đồng, nước ngoài 152,8 nghìn tỷ đồng).

Nhu cầu vay về cho UBND cấp tỉnh, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp vay lại từ vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài khoảng 33,4 nghìn tỷ đồng. 

Nợ công vẫn trong giới hạn an toàn. (Ảnh: Hoàng Hà)

Giai đoạn tới, Chính phủ tiếp tục ưu tiên huy động từ phát hành trái phiếu Chính phủ (TPCP) và tận dụng tối đa các khoản vay ODA còn lại, tranh thủ huy động hợp lý các khoản vay ưu đãi và các kênh huy động vốn khác.

Cụ thể, đối với vay trong nước của Chính phủ, dự kiến huy động khoảng 1,13 triệu tỷ đồng, chủ yếu từ các nguồn phát hành TPCP trong nước, vay ngân quỹ nhà nước và các nguồn vay khác theo quy định của pháp luật.

Dự kiến tổng nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ nửa cuối giai đoạn (2024-2025) khoảng 715 nghìn tỷ đồng, trong đó nghĩa vụ trả gốc khoảng 465,8 nghìn tỷ đồng; nghĩa vụ trả lãi khoảng 249,2 nghìn tỷ đồng.

Trong tổng số trả nợ gốc nói trên, trả nợ trong nước là 313 nghìn tỷ đồng, chiếm 67,2%; trả nợ nước ngoài là 152,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 32,8% tống trả nợ gốc. Riêng đối với vay ngân quỹ nhà nước, số dư nợ đến tháng 6/2023 là 233,71 nghìn tỷ đồng, là khoản vay còn dư từ những năm trước.

Trong giai đoạn 2024- 2025, Chính phủ dự kiến hoàn trả một phần, tùy thuộc vào tình hình thực hiện thu NSNN và khả năng bố trí nguồn NSNN hàng năm để trả nợ.

Nghĩa vụ trả nợ Chính phủ vay nước ngoài về cho vay lại dự kiến khoảng 65,8 nghìn tỷ đồng, trong đó nghĩa vụ trả gốc khoảng 52,6 nghìn tỷ đồng, nghĩa vụ trả lãi khoảng 13,2 nghìn tỷ đồng. 

Các chỉ tiêu an toàn nợ từng năm giai đoạn 2021-2023 đảm bảo trong các mức trần và ngưỡng an toàn được Quốc hội phê duyệt. Ước đến cuối năm 2023, nợ công/GDP khoảng 40-41%, nợ Chính phủ/GDP khoảng 37-38%, nợ nước ngoài của quốc gia/GDP khoảng 40-41%, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không bao gồm nghĩa vụ trả nợ đối với các khoản cho vay lại) trên tổng thu NSNN khoảng 20-21%.

Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia (không bao gồm nghĩa vụ trả nợ gốc ngắn hạn dưới 12 tháng) trên tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ khoảng 8-9%.

Lương Bằng

vietnamnet

Các tin tức khác

>   Điều kiện để người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn là gì? (19/08/2023)

>   Dẫn đầu chuyển đổi số, thương hiệu TPBank vươn tầm Top 5 ngân hàng tư nhân Việt Nam, định giá 425 triệu USD (19/08/2023)

>   Nhóm cho vay lãi gần 950%/năm bị bắt (18/08/2023)

>   Không còn mức lãi suất tiền gửi 12 tháng trên 7%/năm (18/08/2023)

>   Giải mã câu chuyện kinh doanh bancassurance (18/08/2023)

>   Đề xuất cơ chế xử lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam (18/08/2023)

>   Tỷ giá tăng và hàm ý trong chính sách tiền tệ (18/08/2023)

>   Phó Thủ tướng: NHNN cần nghiên cứu kỹ các kiến nghị để gỡ vướng về tín dụng cho bất động sản (18/08/2023)

>   Sacombank tung gói vay 11,000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi hỗ trợ khách hàng doanh nghiệp (17/08/2023)

>   SHB là Ngân hàng có chỉ số sức mạnh thương hiệu tăng trưởng mạnh nhất 2023 (17/08/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật