Thứ Hai, 21/08/2023 13:11

EVN đồng tình phương án 3 tháng điều chỉnh giá điện 1 lần

Thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân tối thiểu là 3 tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất. Việc điều chỉnh giá bán điện bình quân phải thực hiện công khai, minh bạch.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có văn bản gửi Bộ Công Thương góp ý dự thảo quyết định thay thế Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân.

Văn bản của EVN nêu ngắn gọn: Trên cơ sở Dự thảo Quyết định đính kèm Công văn số 4583/BCT-ĐTĐL ngày 13/7/2023 của Bộ Công Thương, các nội dung đã trao đổi và thống nhất tại cuộc họp ngày 7/8 giữa Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) và EVN, tập đoàn thống nhất với nội dung dự thảo quyết định sau khi hiệu chỉnh như bản đính kèm.

Giá điện về nguyên tắc được điều chỉnh 3 tháng một lần.

Theo dự thảo được hiệu chỉnh, nguyên tắc điều chỉnh giá là sau khi Bộ Công Thương kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện của EVN, giá bán điện bình quân được xem xét, điều chỉnh theo biến động khách quan thông số đầu vào của tất cả các khâu. Chi phí này bao gồm khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều hành - quản lý ngành và dịch vụ phụ trợ hệ thống điện.

Cơ chế điều chỉnh giá bán điện bình quân sẽ có tăng, có giảm với biên độ được quy định rõ ràng. Cụ thể, trường hợp giá bán điện bình quân giảm từ 1% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành và trong khung giá, EVN sẽ giảm giá bán ở mức tương ứng, lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương và Bộ Tài chính để kiểm tra, giám sát.

Trường hợp tăng giá sẽ được áp dụng khi giá bán điện bình quân tăng từ 3% trở lên. Tuy nhiên, thẩm quyền điều chỉnh tăng giá sẽ căn cứ vào mức độ tăng của giá bán điện bình quân.

Cụ thể, nếu giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 3% đến dưới 5% so với giá bán điện bình quân hiện hành và trong khung giá, EVN sẽ được quyền điều chỉnh tăng ở mức tương ứng. Sau khi tăng, EVN sẽ lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp để kiểm tra, giám sát.

Nếu giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 5% đến dưới 10% so với giá bán điện bình quân hiện hành và trong khung giá quy định, Bộ Công Thương sẽ có thẩm quyền quyết định khi nhận đủ hồ sơ phương án giá của EVN.

Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 10% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành hoặc điều chỉnh ngoài khung giá quy định, Bộ Công Thương sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp kiểm tra, rà soát và báo cáo Thủ tướng xem xét, cho ý kiến.

Thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân tối thiểu là 3 tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất. Việc điều chỉnh giá bán điện bình quân phải thực hiện công khai, minh bạch.

Lương Bằng

Vietnamnet

Các tin tức khác

>   Ai là người 'nâng đỡ', để Chủ tịch Việt Á có cơ hội thu lợi hơn 1.235 tỷ đồng? (21/08/2023)

>   Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ dần phục hồi nhờ đơn hàng trở lại (21/08/2023)

>   Để thương hiệu Việt lên sàn chứng khoán Mỹ (21/08/2023)

>   Vụ Việt Á: Phan Quốc Việt đã đưa cho Nguyễn Thanh Long 2,25 triệu USD (19/08/2023)

>   5 sân bay của Việt Nam đã có cổng kiểm soát tự động xuất, nhập cảnh (19/08/2023)

>   Ngại bán đặc sản trên sàn thương mại điện tử vì... phí cao (18/08/2023)

>   Đề nghị truy tố 2 cựu bộ trưởng Nguyễn Thanh Long và Chu Ngọc Anh trong vụ Việt Á (18/08/2023)

>   Cựu bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long bị cáo buộc nhận hơn 2 triệu USD trong vụ Việt Á (18/08/2023)

>   Một doanh nghiệp đề xuất thế chỗ FLC làm đường sắt Việt - Lào (18/08/2023)

>   Chỉ chiếm 12% thị phần air cargo, hàng không Việt đang lép vế (18/08/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật