Thứ Bảy, 12/08/2023 10:12

Bảng cân đối kế toán của Fed đã giảm gần 1,000 tỷ USD, điều gì sẽ xảy ra nếu giảm thêm?

Chiến dịch cắt giảm số dư trên bảng cân đối kế toán của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sắp đạt tới cột mốc 1,000 tỷ USD trong tháng này. Đây là một cột mốc quan trọng trong nỗ lực gỡ bỏ chính sách tiền tệ dễ dãi đã đưa ra trong thời dịch bệnh.

Cách đây gần 3 năm, Fed đã mua hàng ngàn tỷ USD trái phiếu Chính phủ và chứng khoán đảm bảo bằng các khoản thế chấp (MBS) để ổn định hệ thống tài chính ở giai đoạn đầu của đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, khi chính sách tiền tệ xoay chiều vào mùa xuân năm ngoái, họ đã để trái phiếu và giấy tờ có giá đến hạn mà không tái đầu tư.

Tính tới ngày 09/08, bảng cân đối của Fed đã thu hẹp 980 tỷ USD kể từ khi đạt đỉnh ở mức 8.55 ngàn tỷ USD hồi tháng 5/2022. Theo các phân tích của Financial Times (FT), mức giảm sẽ cán mốc 1,000 tỷ USD trước khi kết thúc tháng 8.

Rủi ro chực chờ

Khi Fed không còn giữ vai trò người mua lớn nhất trên thị trường trái phiếu Chính phủ và tiến hành giảm bớt số dư trên bảng cân đối kế toán (còn gọi là thắt chặt định lượng (QT), nhà đầu tư ở khu vực tư nhân phải hấp thụ lượng cung trái phiếu trên thị trường.

Với Fed, thắt chặt định lượng có thể mang lại nhiều tác động nguy hiểm. Hồi năm 2019, họ buộc phải dừng nỗ lực thắt chắt sau khi quá trình này khiến chi phí đi vay tăng mạnh và gây sốc cho thị trường.

Cho đến nay, quá trình QT của Fed vẫn diễn ra khá suôn sẻ dù nhịp độ cắt giảm gần gấp đôi so với giai đoạn 2018-2019. Theo giới đầu tư, thực tế này cho thấy hệ thống tài chính toàn cầu vẫn đang ngập tràn tiền mặt, nhưng chặng đường thắt chặt sắp tới sẽ thách thức hơn.

“Vòng thu hẹp 1,000 tỷ USD tiếp theo có thể gây ra nhiều tác động hơn”, Jay Barry, Trưởng bộ phận chiến lược lãi suất Mỹ tại JPMorgan, chia sẻ. “Fed cắt giảm 1,000 tỷ USD trong bối cảnh lãi suất quỹ liên bang tăng nhanh và đợt cắt giảm 1,000 tỷ USD thứ hai sẽ gây tác động nhiều hơn vì khi đó nguồn cung trái phiếu Chính phủ sẽ tăng mạnh hơn”.

Fed muốn cắt giảm số dư trên bảng cân đối kế toán thêm 1,500 tỷ USD vào giữa năm 2025, ngay khi Chính phủ Mỹ đang tăng cường nợ vay bằng trái phiếu và nhu cầu từ nhà đầu tư nước ngoài suy yếu.

Điều này có thể đẩy chi phí đi vay tăng mạnh, đồng thời sẽ làm phiền lòng những nhà đầu tư đã rót vốn vào trái phiếu với kỳ vọng lợi suất sẽ giảm.

Manmohan Singh, Chuyên gia kinh tế cấp cao tại IMF, cho biết việc Fed giảm thêm 1,000 tỷ USD sẽ tương đương với tác động của việc nâng lãi suất thêm 0.15- 0.25 điểm phần trăm.

“Khi lãi suất dần ổn định, tác động của quá trình thắt chặt định lượng sẽ dễ thấy hơn”, ông nói.

Sẽ không nâng lãi suất trong tháng 9?

Về khả năng nâng lãi suất, các trader gần như tin chắc Fed sẽ không nâng lãi suất vào tháng 09/2023 sau báo cáo lạm phát tháng 7.

Trong tháng 07/2023, CPI tăng 0.2% so với tháng trước, khớp với dự báo của các chuyên gia. Nếu so với cùng kỳ, CPI tăng 3.2%, thấp hơn dự báo 3.3% từ các chuyên gia, nhưng lại cao hơn mức 3% của tháng 6.

Chỉ số CPI lõi – loại trừ thực phẩm và năng lượng – cũng tăng 0.2% so với tháng trước và tăng 4.7% so với cùng kỳ. Con số này thấp hơn so với dự báo tăng 4.8% của các chuyên gia và cũng thấp hơn mức 4.8% của tháng trước.

Trong đó, các quan chức Fed tập trung nhiều hơn vào lạm phát lõi vì họ cho rằng chỉ số này dự báo tốt hơn về lạm phát trong tương lai. Việc CPI lõi tiếp tục hạ nhiệt sẽ củng cố cho kịch bản Fed ngừng nâng lãi suất trong tháng 09/2023.

“Thật tuyệt. Điều này cho thấy lạm phát lõi chắc chắn đã hạ nhiệt nhanh hơn dự báo của Fed”, Laurence Meyer, cựu Thống đốc của Fed, cho hay.

Ngay cả trước khi công bố báo cáo CPI trong ngày 10/08, một vài quan chức Fed đã lên tiếng ủng hộ tạm ngừng nâng lãi suất sau 11 đợt nâng từ tháng 03/2022.

Về phía các trader, họ gần như tin rằng Fed sẽ không nâng lãi suất tại cuộc họp tháng 9, với xác suất 90%. Trong khi đó, khả năng nâng lãi suất tại cuộc họp tháng 11/2023 ở mức 28%. Đáng chú ý, họ kỳ vọng Fed sẽ thực hiện đợt giảm lãi suất đầu tiên vào tháng 03/2024.

Vũ Hạo (Theo FT)

FILI

Các tin tức khác

>   IEA: Nhu cầu dầu toàn cầu lập kỷ lục mới (12/08/2023)

>   Các quỹ đầu tư Mỹ chuẩn bị cho tương lai bất định ở Trung Quốc (12/08/2023)

>   Vàng thế giới có tuần giảm mạnh nhất trong 7 tuần (12/08/2023)

>   Dầu tăng 7 tuần liên tiếp, đánh dấu chuỗi leo dốc dài nhất kể từ năm 2022 (12/08/2023)

>   Mỹ thắt chặt quy định chống nạn rửa tiền thông qua bất động sản (11/08/2023)

>   Vàng thế giới tăng nhẹ sau dữ liệu lạm phát Mỹ (11/08/2023)

>   Dầu giảm trước khả năng Mỹ tạm dừng nâng lãi suất (11/08/2023)

>   Giá khí đốt châu Âu tăng vọt gần 40% (10/08/2023)

>   Vàng thế giới giảm nhẹ chờ báo cáo lạm phát Mỹ (10/08/2023)

>   Nhật Bản ghi nhận số tiền lừa đảo qua ngân hàng điện tử cao kỷ lục (10/08/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật