Thứ Bảy, 01/07/2023 21:00

Thế lực nào có thể ảnh hưởng lớn lên nguồn cung dầu mỏ thế giới?

Trên thị trường dầu mỏ thế giới, có một liên minh có thể kiểm soát được nguồn cung. Đó là tổ chức nào?

1. Tổ chức nào có quyền lực đối với thị trường dầu mỏ thế giới ?

  • IMF
  • OPEC
  • WTO
  • WHO

Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) là một tổ chức đa chính phủ được thành lập tại Hội nghị Baghdad năm 1960 với 5 thành viên sáng lập là Iran, Iraq, Kuwait, Ả Rập Xê Út và Venezuela. Tính đến nay tổ chức này đã mở rộng ra với 13 thành viên.
Mục tiêu của OPEC là điều phối và thống nhất chính sách về dầu giữa các quốc gia thành viên; bình ổn thị trường dầu nhằm đảm bảo nguồn cung dầu một cách thường xuyên, kinh tế và hiệu quả cho người tiêu dùng; đảm bảo thu nhập ổn định cho nhà sản xuất và nguồn thu từ vốn công bằng cho những người đầu tư vào ngành dầu mỏ.

2. Sản lượng tổ chức này chiếm bao nhiêu thị phần thế giới?

  • 10%
  • 20%
  • 30%
  • 40%

Theo thống kê của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), năm 2022 OPEC sản xuất khoảng 32.2 triệu thùng dầu mỗi ngày, chiếm khoảng 40% sản lượng dầu thô trên thế giới. Do OPEC kiểm soát phần lớn nguồn cung dầu trên thế giới, nên khi OPEC tăng hoặc giảm sản lượng dầu thô, giá dầu có thể bị biến động theo, đồng nghĩa việc OPEC có thể tăng hoặc giảm giá dầu.

3. Quốc gia nào sản xuất dầu mỏ lớn nhất tổ chức?

  • Iran
  • Iraq
  • Ả Rập Xê Út
  • Venezuela

Ả Rập Xê Út là quốc gia có nguồn cung lớn nhất OPEC cũng là quốc gia có sản lượng dầu thô lớn 2 thế giới chỉ sau Mỹ. Sản lượng của Ả Rập Xê Út trong năm 2022 là 10.4 triệu thùng dầu mỗi ngày, 4 thành viên sáng lập còn lại Iran (2.5 triệu thùng/ngày), Iraq (4.5 triệu thùng/ngày), Kuwait (2.7 triệu thùng/ngày) và Venezuela (0.7 triệu thùng/ngày).

Trạng Chứng

FILI

Các tin tức khác

>   Nợ công của nước Pháp lần đầu tiên vượt ngưỡng 3.000 tỷ euro (01/07/2023)

>   Một startup xe điện lớn của Mỹ phá sản (01/07/2023)

>   Fed đón tin vui, thước đo lạm phát yêu thích hạ nhiệt trong tháng 5/2023 (30/06/2023)

>   Kinh tế Trung Quốc lại đón tin dữ (30/06/2023)

>   ECB: Lợi nhuận trong Eurozone tiếp tục gây sức ép lên lạm phát (30/06/2023)

>   Chủ tịch Fed: Có thể nâng lãi suất trong tháng 7 và tháng 9 (29/06/2023)

>   Fed và các NHTW cam kết mạnh tay hơn với lạm phát (29/06/2023)

>   Liên minh châu Âu đạt bước tiến mới về dự luật năng lượng tái tạo (28/06/2023)

>   Nguy cơ văn phòng lỗi thời đang gia tăng trên toàn thế giới (30/06/2023)

>   Mỹ: Số liệu kinh tế khả quan có thể thúc đẩy Fed sớm nâng lãi suất (28/06/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật