Thứ Năm, 29/06/2023 10:09

Fed và các NHTW cam kết mạnh tay hơn với lạm phát

Nền kinh tế toàn cầu và lạm phát đến nay có sức chống chịu đến mức đáng ngạc nhiên trước hàng loạt đợt nâng lãi suất từ năm 2022. Do đó, các lãnh đạo NHTW phải ra tay mạnh mẽ hơn để kéo giảm lạm phát.

Họp mặt tại Sintra (Bồ Đào Nha), Chủ tịch Fed Jerome Powell, Chủ tịch ECB Christine Lagarde và Thống đốc BoE Andrew Bailey đều cho biết sẽ mạnh tay hơn với lạm phát.

“Dù chính sách tiền tệ đã trong phạm vi kìm hãm, nhưng có lẽ chưa đủ mạnh mẽ và cũng duy trì chưa đủ lâu”, ông Powell cho biết tại hội thảo do ECB chủ trì.

Ông Powell lưu ý các thành viên Fed kỳ vọng nâng lãi suất thêm ít nhất 2 lần trong năm nay. Vị lãnh đạo Fed cũng để ngỏ cánh cửa nâng lãi suất trong 2 cuộc họp liên tiếp (tháng 7 và tháng 9) sau khi tạm ngừng trong tháng 6.

Về phần mình, bà Lagarde gợi ý Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) gần như chắc chắn nâng lãi suất vào tháng 7/2023, nhưng ít chắc chắn về những động thái tại cuộc họp tháng 9. Trong khi đó, ông Bailey, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) cam kết sẽ làm những gì cần thiết để kéo lạm phát về 2%. Trước đó, BoE đã gây bất ngờ khi nâng lãi suất 50 điểm cơ bản.

Kazuo Ueda – Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) – lại đi theo một hướng khác. Ông nhấn mạnh lãi suất của Nhật Bản cần được duy trì ở mức thấp khi lạm phát cơ bản vẫn dưới 2%. Dù vậy, ông cho biết BoJ sẵn sàng thay đổi nếu cảm thấy tự tin sẽ đạt mục tiêu lạm phát 2% trong năm 2024.

Từ năm 2022, Fed, ECB và BoE đã khởi đầu cho giai đoạn thắt chặt tiền tệ quyết liệt nhất trong nhiều thập kỷ để chống lại lạm phát.

Bối rối trước sự vững chắc của nền kinh tế và lạm phát

Trước đó, nhiều chuyên gia tỏ ra lo ngại việc nâng lãi suất quá nhanh sẽ đẩy kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái. Nhưng thực tế lại khác, kinh tế toàn cầu đến nay vẫn còn đứng vững, nhưng lạm phát cũng duy trì ở mức cao.

“Nhìn chung, các lãnh đạo NHTW đều khẳng định sự quyết tâm của mình, nhưng tôi nghĩ họ cảm thấy hơi bối rối khi chính sách thắt chặt tiền tệ đến nay không gây quá nhiều tác động”, Raghuram Rajan, cựu Thống đốc NHTW Ấn Độ và từng là chuyên gia kinh tế tại IMF, cho biết.

Chia sẻ với Bloomberg, ông Rajan cho biết: “Lạm phát lõi đúng là đã giảm trong năm qua, nhưng giờ dường như đã ổn định ở mức cao. Đó là lo ngại của các NHTW”.

Ông Powell và các đồng nghiệp sẽ sắp nhận thêm một dữ liệu quan trọng về lạm phát. Dự kiến, chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) tháng 5/2023 – một thước đo lạm phát yêu thích của Fed – sẽ được công bố vào ngày 30/06.

Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, PCE tổng thể sẽ giảm xuống 3.8% trong tháng 5/2023, từ mức 4.4% của tháng 4. Điều này phần lớn là do đà giảm của giá xăng. Tuy nhiên, các chuyên gia dự báo lạm phát lõi – loại trừ thực phẩm và năng lượng – sẽ giữ nguyên ở mức 4.7%.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI

Các tin tức khác

>   Liên minh châu Âu đạt bước tiến mới về dự luật năng lượng tái tạo (28/06/2023)

>   Nguy cơ văn phòng lỗi thời đang gia tăng trên toàn thế giới (30/06/2023)

>   Mỹ: Số liệu kinh tế khả quan có thể thúc đẩy Fed sớm nâng lãi suất (28/06/2023)

>   Tổng thống Mỹ đặt cược vào chiến lược kinh tế 'Bidenomics' (28/06/2023)

>   Thị trường bất động sản văn phòng toàn cầu: Viễn cảnh bấp bênh (28/06/2023)

>   Trung Quốc tách khỏi phương Tây được không? (27/06/2023)

>   Hàn Quốc: Điều gì xảy ra khi lương tối thiểu theo giờ đạt 10.000 won? (27/06/2023)

>   Anh: Thị trường đặt cược lãi suất sẽ vọt lên mức cao nhất trong 25 năm (26/06/2023)

>   Làn sóng vỡ nợ trỗi dậy ở Mỹ (26/06/2023)

>   Liệu Fed có tăng lãi suất vào cuối tháng Bảy hay không? (26/06/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật