Thứ Năm, 13/07/2023 06:46

Nợ công toàn cầu vượt ngưỡng 92.000 tỷ USD vào năm 2022

Báo cáo của LHQ nêu rõ nợ công đã trở thành gánh nặng đáng kể cho các nước đang phát triển do thiếu tiếp cận tài chính, lãi suất tăng, đồng nội tệ mất giá và tăng trưởng kinh tế chậm chạp.

Ảnh minh họa (Nguồn: AFP/TTXVN)

Nợ công toàn cầu đã tăng lên mức cao kỷ lục 92.000 tỷ USD vào năm 2022 khi các chính phủ phải vay tiền nhiều hơn để ứng phó với các cuộc khủng hoảng như đại dịch COVID-19, gánh nặng đặc biệt cao với các nước đang phát triển.

Theo báo cáo nợ công toàn cầu được Liên hợp quốc công bố ngày 12/7, nợ công trong nước và nợ nước ngoài trên toàn thế giới đã tăng hơn 5 lần trong 2 thập kỷ qua, vượt tốc độ tăng trưởng kinh tế khi Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chỉ tăng 3 lần tính từ 2002.

Báo cáo được công bố trước thềm Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và các thống đốc ngân hàng trung ương Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) trong các ngày 14-18/7.

Các khoản nợ của các nước đang phát triển chiếm 30% nợ công toàn cầu. Trong đó, 70% là các khoản nợ của Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil. 59 quốc gia đang phát triển có thể chứng kiến tỷ lệ nợ công/GDP trên 60% - ngưỡng thể hiện mức nợ công cao.

Báo cáo của Liên hợp quốc nêu rõ nợ công đã trở thành gánh nặng đáng kể cho các nước đang phát triển do thiếu tiếp cận tài chính, lãi suất tăng, đồng nội tệ mất giá và tăng trưởng kinh tế chậm chạp.

Hơn nữa, cấu trúc tài chính quốc tế khiến việc tiếp cận tài chính của các nước đang phát triển vừa không phù hợp vừa đắt đỏ, dẫn chứng các khoản thanh toán lãi suất nợ công ròng đã vượt 10% doanh thu của 50 nền kinh tế mới nổi toàn cầu.

Tại châu Phi, khoản thanh toán lãi suất cao hơn chi phí cho giáo dục hoặc y tế, với 3,3 tỷ người sống tại các nước chi nhiều cho việc trả lãi nợ công cho đầu tư vào giáo dục hoặc y tế. Báo cáo cho rằng các nước đang đứng trước lựa chọn khó khăn giữa trả nợ công hoặc phục vụ người dân.

Liên hợp quốc kêu gọi các chủ nợ quốc tế nới rộng các điều kiện tài chính, với các biện pháp như tăng tiếp cận tài chính cho các nước đang chịu áp lực nợ công./.

Lê Ánh

Vietnam+

Các tin tức khác

>   Báo Financial Times: Thời khắc kinh tế Việt Nam chuyển mình đã tới (12/07/2023)

>   Lạm phát Mỹ chỉ còn 3%, thấp nhất kể từ tháng 3/2021 (12/07/2023)

>   Quá trình chuyển đổi đầy chông gai của Trung Quốc (12/07/2023)

>   Làn sóng sa thải nhân viên công nghệ chưa kết thúc (12/07/2023)

>   Nomura: Các NHTW châu Á sẽ giảm lãi suất sớm hơn Fed (11/07/2023)

>   Nhật Bản: Số vụ phá sản doanh nghiệp ở mức cao nhất trong vòng 5 năm (11/07/2023)

>   Ngành nhựa toàn cầu sắp dư cung vì Trung Quốc? (10/07/2023)

>   Trung Quốc đứng trước bờ vực giảm phát (10/07/2023)

>   Chuyên gia Phố Wall: Mỹ sẽ không suy thoái diện rộng (09/07/2023)

>   Tương lai các thành phố hậu đại dịch Covid-19 (08/07/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật