Thứ Bảy, 15/07/2023 18:53

Hơn 18.800 lượt khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ

Thông tin từ hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm của ngành ngân hàng cho biết,  tính đến cuối tháng 6-2023 đã có trên 18.800 lượt khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ; tổng dư nợ cả gốc, lãi được cơ cấu giữ nguyên nhóm gần 62.500 tỉ đồng.

Tăng trưởng tín dụng năm 2022 đã gấp đôi tăng trưởng huy động vốn. Ảnh: LÊ VŨ

TTXVN đưa tin, tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm của ngành ngân hàng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, người dân suy giảm, nợ xấu tăng cao trong khi yêu cầu thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân vẫn được đặt ra.

Trong bối cảnh đó, ngành ngân hàng được giao các nhiệm vụ tại nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ làm thế nào điều hành chính sách tiền tệ kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối.

Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh giảm 4 lần các mức lãi suất với mức giảm 0,5-2,0%/năm trong bối cảnh mặt bằng lãi suất thế giới tiếp tục tăng và neo ở mức cao; tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn từ Ngân hàng Nhà nước với chi phí thấp hơn, qua đó có điều kiện giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng tháo gỡ khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh và tiếp tục định hướng giảm mặt bằng lãi suất thị trường.

Đến cuối tháng 6-2023, lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân của các giao dịch phát sinh mới bằng đồng Việt Nam của các ngân hàng thương mại giảm khoảng 1,0%/năm so với cuối năm 2022. Với tác động của độ trễ chính sách, dự kiến mặt bằng lãi suất cho vay đối với nền kinh tế sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới.

Với các ngân hàng thương mại, Thông tư 02/2023/TT-NHNN được ban hành vừa qua là giải pháp trước mắt, tạo điều kiện cho các ngân hàng cơ cấu nợ, không chuyển nhóm nợ, nhằm giúp bên vay có khả năng khôi phục được hoạt động sản xuất – kinh doanh tiếp cận được vốn và trả nợ ngân hàng.

Tính đến hết tháng 6-2023 đã có trên 18.800 lượt khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ; tổng dư nợ (gốc, lãi) được cơ cấu giữ nguyên nhóm gần 62.500 tỉ đồng.

Để các tổ chức tín dụng có thêm nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp, các ngân hàng kiến nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét lại các quy định áp dụng tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của các ngân hàng theo Thông tư 22/2019/TT-NHNN cho phù hợp thực tiễn; cùng với đó xem xét mở rộng đối tượng thụ hưởng theo quy định tại Nghị định 31 của Chính phủ, xem xét kéo dài thời gian áp dụng Thông tư 02, thay vì chỉ 12 tháng như hiện nay.

T.Huy

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Bài học về quản trị rủi ro từ các vụ khủng hoảng ngân hàng trên thế giới gần đây (15/07/2023)

>   Bối cảnh kinh tế và triển vọng ngành ngân hàng Việt Nam (13/07/2023)

>   TPHCM giải ngân gói tín dụng ưu đãi đạt hơn 82% (12/07/2023)

>   Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng thị trường mua bán nợ (12/07/2023)

>   Hành trình thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam (12/07/2023)

>   Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 14% (11/07/2023)

>   Xuất hiện áp lực tỷ giá tăng (07/07/2023)

>   Ngân hàng Nhà nước yêu cầu tăng cường quản lý rủi ro việc mở, sử dụng tài khoản thanh toán (05/07/2023)

>   Nhiều khách sạn, resort ở Hội An được ngân hàng rao bán (04/07/2023)

>   Lãi suất tiền gửi trượt dài, nhưng sẽ áp lực về cuối năm? (03/07/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật