Thứ Sáu, 09/06/2023 11:09

VARS “bắt mạch, kê thuốc” cho từng nhóm doanh nghiệp bất động sản

Theo báo cáo chuyên đề Thực trạng sức khỏe thị trường bất động sản Việt Nam do Ban Nghiên cứu thị trường & Tư vấn xúc tiến Đầu tư thuộc Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), các khó khăn tác động đến thị trường bất động sản không được giải quyết triệt để trong một thời gian dài. Việc này giống như “mưa dần, thấm lâu” dẫn đến kết quả toàn bộ thị trường chìm dần trong khó khăn.

Theo VARS nhận định, các chính sách của Chính phủ đã ban hành để giúp doanh nghiệp giãn, hoãn các khoản nợ, kéo dài thời hạn trả nợ như Nghị định 08/2023/NĐ-CP, Thông tư 02/2023/TT-NHNN... Tuy nhiên, các chính sách không thể giải quyết triệt để mà chỉ giúp các doanh nghiệp cầm chừng. Thay vì “đóng băng” tại thời điểm này thì kéo dài hơn tình trạng “thoi thóp” và chuyển sang “đóng băng” tại thời điểm khác.

“Giống như người bệnh, doanh nghiệp không được cung cấp ‘thuốc chữa’, chỉ được phát cho một số ‘thực phẩm chức năng’ thì về bản chất ‘bệnh’ cũng không thể hết. Chỉ là ‘cầm cự và kéo dài thời gian sống thêm được ngày nào hay ngày ấy’”, VARS nhận định.

Theo VARS, doanh nghiệp hiện tại cần thuốc là dự án được phê duyệt sớm, là tiền thật, để phục hồi hoạt động sản xuất, đầu tư, kinh doanh. Chứ không phải chỉ chuyển “nợ xấu” thời điểm này sang thời điểm khác.

Bên cạnh nhiều dự án của doanh nghiệp chưa được phê duyệt để tiếp tục sản xuất kinh doanh mà trên thị trường từ nguồn vốn tuy đã giảm nhưng vẫn đang ở mức cao, đến người mua đều hạn chế dẫn đến nhiều doanh nghiệp có sức khỏe tài chính yếu đã “xóa sổ” Công ty.

Lãi suất duy trì ở mức cao từ cuối năm 2022, giảm nhẹ vào đầu năm nay nhưng vẫn ở ngưỡng cao đối với sức chịu đựng của doanh nghiệp. Áp lực lãi suất khiến sức khỏe các doanh nghiệp vốn đã yếu lại ngày càng suy giảm.

Lãi suất mặc dù giảm nhẹ đầu năm nay nhưng vẫn ở ngưỡng cao đối với sức chịu đựng của doanh nghiệp. Áp lực lãi suất khiến sức khỏe của doanh nghiệp vốn yếu lại càng suy giảm.

Theo VARS, ngoài thiếu vốn sản xuất, đầu tư, kinh doanh, doanh nghiệp phải gồng mình gánh nhiều chi phí trong khi doanh thu sụt giảm. Việc huy động vốn ngân hàng khó khăn khi hầu hết nhà băng siết chặt các nguồn vay (đặc biệt là những doanh nghiệp nợ cũ rơi vào nhóm đối tượng cho giãn, hoãn) và mở rộng nhỏ giọt dư nợ cho vay đối với các giao dịch bất động sản. Kênh huy động vốn qua trái phiếu bị kiểm soát, lãi suất tăng cao gây áp lực lớn cho người mua nhà và chủ đầu tư.

Tình trạng khó khăn kéo dài không chỉ ảnh hưởng tới các đối tượng tham gia thị trường bất động sản mà còn kéo theo sự trì trệ của hàng loạt ngành nghề liên quan khác.

Nếu không tìm được lối thoát kịp thời, rất có thể thị trường sẽ phải đối mặt với kịch bản ra đi của hàng loạt các đối tượng, từ doanh nghiệp đầu tư, phát triển bất động sản đến doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bất động sản và môi giới bất động sản. Hậu quả này sẽ trở thành vấn nạn cho cả nền kinh tế.

Hướng đi cho từng nhóm “bệnh” doanh nghiệp

Theo VARS, phân nhóm doanh nghiệp khó khăn để xử lý theo ba trường hợp. Trường hợp 1, đối với các doanh nghiệp còn lực, còn “dấu hiệu sinh tồn” thì khẩn trương thí điểm phê duyệt, giải quyết trực tiếp các vướng mắc, đưa doanh nghiệp thoát khỏi trạng thái nguy hiểm. Để doanh nghiệp có thể tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh, đưa hàng vào thị trường. Phương án này ưu tiên các dự án cấp thiết, phù hợp với nhu cầu thực. Đặc biệt lưu ý những doanh nghiệp lớn, có ảnh hưởng nhiều đến thị trường.

Trường hợp 2, đối với các doanh nghiệp yếu, hết năng lực triển khai dự án nhưng đã hoàn thiện cơ bản các thủ tục pháp lý thì tổ chức các chương trình xúc tiến đầu tư. Nhằm mục đích kết nối các chủ đầu tư với các nhà đầu tư để thực hiện kêu gọi đầu tư hoặc M&A.

Trường hợp 3, đối với các doanh nghiệp có dự án tồn đọng nhiều vướng mắc, trong khi không còn đủ năng lực triển khai dự án, Nhà nước có biện pháp hỗ trợ, thực hiện việc “mua lại” các dự án của doanh nghiệp. Sau đó hoàn thiện thủ tục vướng mắc tồn tại. Rồi thực hiện đấu giá để lựa chọn các nhà đầu tư mới thực hiện dự án.

Song song đó, tiếp tục có các giải pháp nhằm tháo gỡ triệt để các khó khăn, vướng mắc chung cho toàn thị trường bằng các nghị định, chính sách sát thực, cụ thể, nhằm đúng vấn đề thị trường đang trông đợi. Có chính sách hỗ trợ giãn thời gian nộp thuế doanh nghiệp & thuế thu nhập cá nhân, giảm thuế ...

Thành Nguyễn

FILI

Các tin tức khác

>   Thị trường bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh có dấu hiệu phục hồi (09/06/2023)

>   VARS: Nếu không có giải pháp, doanh nghiệp bất động sản sẽ “sặc nước, ngừng thở” (08/06/2023)

>   Phó Thủ tướng: Sẽ tiếp tục gỡ vướng cho thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp (08/06/2023)

>   Nghề môi giới bất động sản bi đát, "rơi rụng" gần hết (07/06/2023)

>   Giá nhà trung bình ở TP.HCM cao gấp 32,5 lần thu nhập hộ gia đình (07/06/2023)

>   Vì sao mặt bằng cho thuê ế ẩm nhưng không giảm giá? (04/06/2023)

>   Khoảng trống nhà ở xã hội (04/06/2023)

>   Làm sao để ngăn ngừa việc các đối tượng trung gian trục lợi tại các dự án nhà ở xã hội? (03/06/2023)

>   TP HCM gặp khó khăn trong việc di dời nhà ven kênh (02/06/2023)

>   Thanh khoản thấp kỷ lục, xuất hiện chính sách bán hàng mới trên thị trường bất động sản thứ cấp (02/06/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật