Thứ Bảy, 10/06/2023 17:49

Phó Giám đốc A0 nói về bức tranh ngành điện: Thực tế khác lý thuyết

Ông Nguyễn Quốc Trung - Phó Giám đốc Trung tâm điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0) đã có chia sẻ tại toạ đàm "Giải quyết bài toán thiếu điện: Cách nào?" diễn ra vào chiều ngày 09/06. Ông đã nói về bức tranh chung của ngành điện, gồm công suất, cơ cấu phát điện, và sự khác biệt giữa công suất thiết kế với tình hình thực tế.

Chia sẻ về bức tranh chung của ngày điện, Phó Giám đốc A0 cho biết hệ thống ngày 08/06 ghi nhận 800 triệu kWh điện tiêu thụ của tất cả khách hàng. Đây cũng là con số phổ quát trong những ngày gần đây.

Ông Nguyễn Quốc Trung - Phó Giám đốc A0 tại buổi toạ đàm

Vào mùa khô, thuỷ điện chỉ đóng góp 140 triệu số, khoảng 17%, không nhiều. Trong 800 triệu số điện, có đến 460 triệu số điện từ điện than (hơn 57%). Theo ông Sơn, mức này có nghĩa là để đạt được “net zero” sẽ rất khó khăn.

Với điện khí, các tua-bin cung cấp khoảng 100 triệu số điện (tương ứng 12.5%). Các nhà máy điện năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời, trang trại, áp mái… cung cấp khoảng 100 triệu số điện (12.5%).

Công suất đặt của các nhà máy điện mặt trời và điện gió hiện nay rơi vào khoảng 21,000 MW trên tổng số 80,000 MW – chiếm 26%, nhưng sản lượng chỉ cung cấp được 12%. Miền Bắc, chiếm 29,500 MW trong số 80,000 MW. Trong đó, thuỷ điện là 9,750MW, điện than 15,500 MW. Điện mặt trời chỉ có 100 MW. Điện mặt trời mái nhà ở miền Trung và Nam thì rất nhiều, nhưng ở miền Bắc thì cũng chỉ 485 MW.

Thuỷ điện nhỏ chiếm khoảng 3,300 MW, các nguồn nhập khẩu chỉ có 400 MW.

Và đó là công suất thiết kế.

"Công suất thực phát thì nhiều hồ chỉ phát được 4,000 MW. Nhiệt điện than chỉ có 10,000 MW. Điện mặt trời gần như không tính, vì nó rất ít, và khung giờ dùng nhiều nhất lại là buổi tối.

Điện nhập khẩu, chúng ta nhập từ các nước bạn, nhưng họ chỉ cho 1 nửa thôi, khoảng 200 MW. Thuỷ điện nhỏ thực chất cũng chỉ còn phân nửa, khoảng 1,500 MW. Nghĩa là tổng công suất chỉ khoảng 16,000 MW cho khu vực miền Bắc. Đó là bức tranh chung của ngành điện trong thời gian qua" - ông Sơn nói thêm.

Thiếu điện vì hạn hán, trước mắt chỉ có thể tiết kiệm điện

Chuyên gia điện lực GS. Trần Đình Long cho rằng: Năm nay, điều kiện thời tiết khắc nghiệt, Trung tâm Khí tượng thuỷ văn dự báo nước ta chịu nhiều ảnh hưởng của Elnino, nắng nóng, khô hạn nhiều. Nắng nóng khiến nguồn nước ở các nhà máy thuỷ điện quá thấp, không đáp ứng được nhu cầu sản xuất điện. Mặt khác, nắng nóng làm cho nhu cầu sử dụng điện để làm mát như điều hoà nhiệt độ, quạt,... tăng cao.

"Nắng nóng năm nay vượt quá khả năng dự báo của ngành điện, cũng như các cơ quan khác. Vì thế, ngành điện không có khả năng cung cấp đủ công suất để đáp ứng nhu cầu. Khi đó chỉ có giải pháp duy nhất là lập lại cân bằng cung cầu của hệ thống, tránh cho hệ thống bị sụp đổ, đó là phải cắt điện", GS. Trần Đình Long giải thích. 

Hồng Đức

FILI

Các tin tức khác

>   Tiến sĩ Hà Đăng Sơn: "EVN đã làm hết sức, tư nhân vào sẽ còn gặp khó hơn" (10/06/2023)

>   Có thêm 20 triệu kWh điện mỗi ngày, miền Bắc sẽ giảm cắt điện (10/06/2023)

>   Thiếu điện do thừa… thủ tục, đáng ra Việt Nam đã dư điện để xuất khẩu (10/06/2023)

>   Bộ Giao thông vận tải đang đề nghị xây dựng Luật Hàng không dân dụng Việt Nam (sửa đổi) (10/06/2023)

>   Bộ Công thương sẽ thanh tra về quản lý và cung ứng điện của EVN (09/06/2023)

>   TP.HCM: Nỗ lực tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho hàng Việt (09/06/2023)

>   Một nhà cung ứng cho Apple đầu tư 260 triệu USD để xây nhà máy ở Thái Bình (09/06/2023)

>   Hạn hán làm thủy điện cạn nước, miền Bắc cắt điện từng giờ (09/06/2023)

>   Thomson Medical muốn mua cổ phần kiểm soát Bệnh viện FV Việt Nam (09/06/2023)

>   Quảng Trị đề xuất làm băng tải xuyên biên giới, đưa than từ Lào vào Việt Nam (09/06/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật