Thứ Bảy, 03/06/2023 09:21

Deutsche Bank: Làn sóng vỡ nợ sắp diễn ra ở Mỹ, châu Âu

Mỹ và châu Âu sắp xảy ra làn sóng vỡ nợ, một phần là do chu kỳ thắt chặt tiền tệ nhanh nhất trong 15 năm qua, Deutsche Bank cho biết trong nghiên cứu vừa công bố trong ngày 31/05.

Tỷ lệ vỡ nợ sẽ chạm đỉnh vào quý 4/2024

Deutsche Bank kỳ vọng tỷ lệ vỡ nợ sẽ chạm đỉnh vào quý 4/2024. Ngân hàng này dự báo ở Mỹ, tỷ lệ vỡ nợ có thể lên tới 9% với trái phiếu có lợi suất cao và 11.3% khoản vay. Ở châu Âu, con số này tương ứng là 4.4% và 7.3%.

Nhiều đợt nâng lãi suất quyết liệt từ các NHTW lớn trên thế giới, nhất là Fed, đã làm gia tăng rủi ro suy thoái. Gần nhất, nền kinh tế hàng đầu của châu Âu, Đức đã rơi vào suy thoái.

Deutsche Bank cảnh báo tỷ lệ vỡ nợ với khoản vay ở Mỹ có thể lên mức 11.3%, gần mức cao nhất mọi thời đại 12% của giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2007-2008 và cao hơn mức 7.7% của bong bóng công nghệ vào năm 2000.

35%-40% khả năng kinh tế Mỹ sẽ suy thoái

"Các chỉ số của chúng tôi báo hiệu một làn sóng vỡ nợ sắp xảy ra. Chính sách thắt chặt của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đang xung đột với tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao và bóp nghẹt lợi nhuận của doanh nghiệp", các nhà phân tích nhận định.

Các điều kiện tín dụng thắt chặt cũng đang báo hiệu về một cuộc suy thoái, sẽ xảy ra sau khi sự bùng nổ tín dụng kết thúc.

Mô hình của Deutsche Bank đang cho thấy 35-40% khả năng nền kinh tế Mỹ sẽ bước vào suy thoái, mức cao nhất kể từ đại dịch. "Mô hình này đang nói với chúng tôi rằng, đã đến lúc phải bán ra", các nhà phân tích tiết lộ.

Những rắc rối trong ngành ngân hàng đã trở nên nghiêm trọng hơn từ đầu tháng 3. Thời điểm đó, các cơ quan quản lý đóng cửa Silicon Valley Bank (SVB) và Signature Bank. Một số ngân hàng khu vực khác cũng gặp rắc rối, như First Republic Bank.

Vì sao châu Âu có tỷ lệ vỡ nợ thấp hơn?

Rủi ro vỡ nợ của các công ty châu Âu dường như thấp hơn Mỹ vì họ có tỷ lệ trái phiếu chất lượng cao hơn, phía châu Âu cũng hỗ trợ tài khóa nhiều hơn và mức nợ của những lĩnh vực tăng trưởng cao, như công nghệ, cũng thấp hơn.

Trên thị trường trái phiếu lợi suất cao của châu Âu, bất động sản là lĩnh vực đối mặt với áp lực lớn nhất và chiếm hơn 50% các khoản nợ xấu có lợi suất cao, Deutsche cho biết.

Deutsche Bank lưu ý động thái bơm thêm vốn, châu Âu tung thêm gói kích thích tài khóa và các đợt hạ lãi suất trong tương lai có thể giảm thiểu rủi ro và tránh kịch bản tồi tệ nhất.

Dù vậy, Deutsche Bank cho rằng các động thái trên cũng không thể ngăn tỷ lệ vỡ nợ tăng lên.

Vũ Hạo (Theo Reuters, CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Mỹ công bố báo cáo việc làm vượt xa dự báo (02/06/2023)

>   Rời Trung Quốc, các ông lớn phương Tây rẽ hướng sang Việt Nam và các nước khác (02/06/2023)

>   Lạm phát châu Âu bất ngờ xuống thấp nhất kể từ chiến sự Ukraine (02/06/2023)

>   Thượng viện Mỹ thông qua thỏa thuận trần nợ, chờ Tổng thống Joe Biden phê duyệt (02/06/2023)

>   Nền kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á có thể cán mốc 1.000 tỷ USD (01/06/2023)

>   Hạ viện Mỹ thông qua thỏa thuận trần nợ (01/06/2023)

>   Kinh tế Mỹ có dấu hiệu hạ nhiệt khi lạm phát tăng chậm lại (01/06/2023)

>   Thương hiệu quần áo của Nga tìm cách lấp khoảng trống từ phương Tây (01/06/2023)

>   Lạm phát của Pháp xuống mức thấp nhất trong vòng một năm (01/06/2023)

>   Dân Zimbabwe chuyển sang mua sắm ban đêm vì siêu lạm phát (01/06/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật