Thứ Bảy, 10/06/2023 19:30

Cổ tức hàng năm của doanh nghiệp Nhật Bản dự kiến lại đạt kỷ lục

Cổ tức mà các công ty Nhật Bản trả cho cổ đông dự kiến đạt tổng 15,200 tỷ yên trong năm tài chính kết thúc vào tháng 03/2024, lập kỷ lục mới trong năm thứ ba liên tiếp, theo số liệu Nikkei tổng hợp.

 

Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đang cố gắng tránh tỷ lệ giá trên giá trị sổ sách (P/B) dưới 1, vì như vậy, giá trị của cổ đông có nguy cơ bị giảm.

Những kế hoạch mua lại cổ phần đã công bố cũng đang được thực hiện với tốc độ gần bằng mức kỷ lục của năm ngoái. Đây là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy cổ tức cho cổ đông đang tăng lên.

Dự báo cổ tức cho năm tài chính kết thúc vào tháng 03/2024 là 15,220 tỷ yên (109 tỷ USD), cao hơn khoảng 100 tỷ yên so với mức cao kỷ lục trong năm kết thúc vào tháng 3 năm nay.

Bất chấp tâm lý không chắc chắn kéo dài về triển vọng kinh tế ở Mỹ và Trung Quốc, 30% doanh nghiệp Nhật Bản vẫn công bố kế hoạch tăng cổ tức.

Chi trả cổ tức của doanh nghiệp Nhật Bản dự kiến tiếp tục đạt kỷ lục (Đvt: ngàn tỷ yên)

Ngoài ra cũng xuất hiện xu hướng rõ rệt trong kế hoạch mua lại cổ phiếu, một động thái giúp tăng lợi nhuận cho cổ đông. Tính đến cuối tháng 05/2023, các công ty đã dành tổng cộng hơn 5,160 tỷ yên để mua lại cổ phần.

Tính đến hiện tại, tốc độ mua lại cổ phiếu đang ngang bằng năm trước, thời điểm mà tổng số tiền chi cho việc này ở mức cao kỷ lục 9,400 tỷ yên. Trên thị trường chứng khoán, ngày càng nhiều chuyên gia dự đoán rằng con số của cả năm nay sẽ bằng hoặc vượt năm ngoái.

Năm nay, Honda có kế hoạch mua lại tới 200 tỷ yên cổ phiếu của mình, tương đương khoảng 4% tổng số cổ phiếu đang lưu hành, và trả cổ tức kỷ lục 150 yên/cp, tăng 30 yên/cp so với năm trước. Phó chủ tịch điều hành Shinji Aoyama cho biết: “Chúng tôi sẽ đầu tư số tiền kiếm được vào việc thúc đẩy điện khí hóa và lợi nhuận cho cổ đông”. Khi Honda cân bằng được giữa đầu tư và lợi nhuận của cổ đông, giá cổ phiếu của hãng hiện dao động ở mức cao nhất khoảng 8 năm.

Trọng tâm quản lý của giới doanh nghiệp Nhật Bản luôn thay đổi. Citizen Watch gần đây đã mua lại 17% số cổ phiếu đang lưu hành, bao gồm cả cổ phiếu quỹ. Nhà sản xuất máy móc Ushio cũng báo cáo chi một khoản tiền lớn bất thường để mua lại 17% cổ phần của họ, không bao gồm cổ phiếu quỹ.

Theo thống kê của Nikkei, có tới 64 công ty đang tăng lợi nhuận cho cổ đông, với tổng trị giá hơn 1 ngàn tỷ yên, ngay cả khi có bên dự báo lợi nhuận ròng giảm. Đây là mức lớn nhất từ trước đến nay về cả số lượng công ty và tổng số tiền chi trả.

Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo là người đứng đằng sau động thái này. Vào cuối tháng 3 năm nay, họ yêu cầu các công ty niêm yết có tỷ lệ P/B dưới 1 công bố và thực hiện các biện pháp cụ thể để nâng mức giá cổ phiếu lên. Tính đến thời điểm đó, 50% công ty lớn trong TOPIX có tỷ lệ P/B dưới 1, tức là họ đã đánh mất giá trị vốn mà các cổ đông ủy thác.

Nguyên nhân chính của việc tỷ lệ P/B thấp là các doanh nghiệp cầm tiền mặt quá nhiều. Dự trữ tiền mặt của các công ty niêm yết, không bao gồm các tổ chức tài chính, đã tăng lên tổng khoảng 100 ngàn tỷ yên vào cuối năm 2022, tăng 23 ngàn tỷ yên so với năm 2015.

Các công ty niêm yết dự kiến sẽ tăng đều đặn giá trị doanh nghiệp của họ bằng cách sử dụng lợi nhuận để đầu tư vào nguồn nhân lực, nghiên cứu và phát triển và chi tiêu vốn. Số tiền dư thừa được trả lại cho các cổ đông thông qua việc mua lại cổ phần và chia cổ tức để nâng cao giá trị trên thị trường chứng khoán.

Theo QUICK FactSet so sánh giữa doanh nghiệp châu Âu, Nhật Bản và Mỹ về phần trăm thu nhập ròng được phân bổ cho cổ tức và mua lại cổ phần, tỷ lệ này của 500 doanh nghiệp lớn tại Mỹ là gần 100%. Điều đó có nghĩa là gần như tất cả lợi nhuận kiếm được đều được chia cho các cổ đông.

Tỷ lệ đối với 600 công ty lớn của châu Âu là gần 70%, trong khi con số của Nhật Bản là khoảng 50%.

Ngoài việc tăng cổ tức và mua lại cổ phần, các công ty Nhật Bản đã bắt đầu chuyển từ tích trữ tiền mặt sang chi tiêu.

Theo dữ liệu thống kê doanh nghiệp của Bộ Tài chính Nhật Bản, đầu tư vốn của tất cả ngành, ngoại trừ lĩnh vực tài chính và bảo hiểm, đã tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái lên 16.5 ngàn tỷ yên trong ba tháng đầu năm nay, mức cao nhất trong 15 năm.

RENGO, liên đoàn lao động quốc gia của Nhật Bản, ước tính rằng mức tăng lương sau các cuộc đàm phán về quản lý lao động vào mùa xuân năm 2023 là khoảng 3.66%, mức cao nhất trong 30 năm.

Nếu các công ty tăng lương cho nhân viên và thu nhập cho cổ đông của họ, và các hộ gia đình dự kiến có thu nhập cao hơn, điều này sẽ củng cố niềm tin của người tiêu dùng và kích thích tiêu dùng trong nước cao hơn.

Hiện nay, một số nhà đầu tư dài hạn ở nước ngoài đã chuyển hướng dòng vốn vào cổ phiếu Nhật Bản với dự đoán về những thay đổi cơ cấu trong nền kinh tế Nhật Bản và điều đó đã hỗ trợ cho sự phục hồi của thị trường chứng khoán nước này.

Warren Buffett và danh mục “châu Á hóa” (kỳ 1): Tại sao là Nhật Bản?

Warren Buffett và danh mục “châu Á hoá” (kỳ 2): Đầu tư gián tiếp vào Trung Quốc

Kim Dung (Theo Nikkei Asia)

FILI

Các tin tức khác

>   Tài sản ròng của người Mỹ tăng 3,000 tỷ USD trong quý 1 (10/06/2023)

>   SoftBank, BlackRock nhảy vào cuộc đua tín dụng tư nhân (10/06/2023)

>   Hạn hán đe dọa kinh tế châu Âu và Trung Quốc (09/06/2023)

>   Warren Buffett và danh mục “châu Á hoá” (kỳ 2): Đầu tư gián tiếp vào Trung Quốc (10/06/2023)

>   Chỉ số giá sản xuất của Trung Quốc giảm mạnh nhất trong 7 năm qua (09/06/2023)

>   Cú bắt tay của Ford và Tesla: Nỗi sợ hãi của ngành xe điện (09/06/2023)

>   Eurostat: Kinh tế Eurozone rơi vào tình trạng suy thoái kỹ thuật (09/06/2023)

>   Thomson Medical muốn mua cổ phần kiểm soát Bệnh viện FV Việt Nam (09/06/2023)

>   Ray Dalio: Mỹ đang bước vào giai đoạn cuối của khủng hoảng nợ (08/06/2023)

>   50% công ty đa quốc gia lớn đặt mục tiêu cắt giảm không gian văn phòng (07/06/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật