Thứ Tư, 07/06/2023 14:00

Có bao nhiêu đề tài nghiên cứu khoa học sử dụng NSNN được ứng dụng vào thực tế?

Ngày 7/6, Quốc hội tiến hành chất vấn Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt. Đại biểu Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau) đề nghị Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết trong năm qua, số đề tài nghiên cứu sử dụng ngân sách Nhà nước có bao nhiêu đề tài được đưa vào ứng dụng? Trong số đó có bao nhiêu đề tài mang lại kết quả thiết thực?

Đại biểu Lê Thanh Vân – Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau

Trả lời đại biểu, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cho biết những năm qua, Đảng, Nhà nước, Quốc hội rất quan tâm đến KHCN và đổi mới sáng tạo. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, Quốc hội vẫn bố trí kinh phí cho ngành và Bộ Khoa học và Công nghệ với tỉ lệ 0.64% GDP.

"Hoạt động KHCN rất đặc thù, bởi bản chất nghiên cứu là tìm cái mới, có thể thành công, thất bại hoặc thành công sớm hay muộn. Vì vậy, việc tính toán cụ thể bao nhiêu đề tài đã đưa vào ứng dụng là điều rất khó xác định. Điều quan trọng là xác định được kết quả đó trước hết phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao năng lực đội ngũ nghiên cứu, đóng góp vào uy tín của các viện, trường đại học", Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt chia sẻ.

Thực tế cho thấy, kết quả nghiên cứu đã góp phần nâng cao xếp hạng các trường đại học trong khu vực và quốc tế. Hiện đã có 9 trường xuất hiện trên bản đồ xếp hạng trên thế giới. Đây là kết quả phát triển khoa học, đổi mới sáng tạo. Các đề tài đều có rủi ro, độ trễ, đôi khi không phải đề tài nào cũng có kết quả, nhất là trong công tác chuyển giao, thương mại hóa.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt

Theo Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt, cơ chế, chính sách hiện nay còn nhiều vướng mắc, còn nhiều nội dung cần tháo gỡ, trong đó có nghị định về quản lý sở hữu tài sản công; Luật Sở hữu trí tuệ. Do đó, Bộ sẽ kiến nghị Chính phủ điều chỉnh chính sách, tạo điều kiện cho việc chuyển giao công nghệ, đáp ứng nhu cầu phát triển.

Điều hành phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã "nhắc" Bộ trưởng đi thẳng vào vấn đề đại biểu chất vấn. "Đại biểu Lê Thanh Vân hỏi có bao nhiêu đề tài nghiên cứu khoa học đã ứng dụng được, bao nhiêu đề tài đang để ở trong "ngăn kéo" - Chủ tịch Quốc hội nhắc lại.

Sau khi được đề nghị "đi thẳng vào nội dung câu hỏi", Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cho biết nghiên cứu khoa học công nghệ là lĩnh vực có tính chất đặc thù, bản chất là đi tìm cái mới nên có thể thành công hoặc thất bại, có thể thành công sớm hoặc thành công muộn. "Do vậy, để tính toán bao nhiều đề tài đã được đưa vào ứng dụng là điều khó xác định" - Bộ trưởng nói.

Còn đại biểu Trần Thị Hồng Thanh (đoàn Ninh Bình) đề nghị Bộ trưởng cho biết nguyên nhân vì sao thị trường KHCN Việt Nam vẫn chưa phát triển. Trong thời gian tới cần tập trung thực hiện giải pháp căn cơ nào để phát triển thị trường KHCN?", bà Thanh nói và đề nghị Bộ trưởng cho biết, thời gian tới cần có cơ chế, chính sách như nào để nâng cao năng lực hấp thụ, thúc đẩy ứng dụng, đổi mới nghiên cứu và phát triển công nghệ của các doanh nghiệp?

Trước vấn đề đại biểu Trần Thị Hồng Thanh đưa ra, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cho biết Bộ đã ban hành nhiều quy định, thông tư thúc đẩy chuyển giao KHCN và mang lại nhiều kết quả, ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến vào các ngành y tế, viễn thông, giao thông vận tải. Một số ngành có sức cạnh tranh quốc tế, tham gia sâu vào chuỗi ứng dụng. Dù vậy, có một số chính sách chưa phát huy tác dụng, tiếp cận doanh nghiệp khó, dịch vụ đi kèm chưa hiệu quả, ngân sách hạn hẹp. Bộ sẽ kiến nghị Chính phủ điều chỉnh cơ chế chính sách phù hợp thực tiễn, đặc biệt thúc đẩy chương trình tìm kiếm chuyển giao làm chủ công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam.

Chưa hài lòng, đại biểu Lê Thanh Vân tranh luận và cho rằng điểm "kích nổ" trong chính sách để Việt Nam bứt phá về KHCN chính là nhân tài. Chỉ có nhân tài, nhất là nhân tài KHCN mới có thể làm thay đổi diện mạo KHCN Việt Nam. "Thứ tự ưu tiên lựa chọn các chính sách để 'kích nổ' trong công nghệ đó là nhân tài ở các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, blockchain, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới", ông Lê Thanh Vân nói.

Nhật Quang

FILI

Các tin tức khác

>   EVN làm rõ khoản lỗ hơn 26.000 tỉ đồng, công ty con gửi ngân hàng cả vạn tỉ đồng (07/06/2023)

>   Nền kinh tế số của Đông Nam Á có thể chạm mốc ngàn tỷ USD (07/06/2023)

>   Việt Nam là thị trường bán lẻ trọng điểm ở châu Á - Thái Bình Dương (07/06/2023)

>   Thiếu điện và mất điện nhiều nơi, Thủ tướng ra công điện yêu cầu bảo đảm cung ứng điện (07/06/2023)

>   Cần nhiều chính sách đồng bộ để kích cầu tiêu dùng (07/06/2023)

>   Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ngưng trệ vì thiếu điện (06/06/2023)

>   Từ Quy hoạch Điện VIII, Đồng Nai sẽ có 3 dự án năng lượng tái tạo "khủng" (06/06/2023)

>   Người Việt lạc quan nhất châu Á về tương lai kinh tế (06/06/2023)

>   Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Năng suất lao động Việt Nam không thấp hơn Lào, Campuchia (06/06/2023)

>   Vì sao thiếu điện? (06/06/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật