Thứ Hai, 29/05/2023 06:57

TPHCM cần cơ chế đặc thù ra sao để phát triển trung tâm tài chính quốc tế?

Một trong những thông tin thời sự đáng chú ý tuần qua là tại kỳ họp Quốc hội, Chính phủ đã trình dự thảo Nghị quyết mới về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM, nhằm mục tiêu tháo gỡ các vướng mắc và khó khăn đang hiện hữu, từ đó tạo động lực cho địa phương này phát triển vượt trội.

Khi trình bày tóm tắt thẩm tra dự thảo nghị quyết mới nêu trên, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho rằng việc có chính sách vượt trội tạo bước đột phá theo đúng tinh thần Nghị quyết số 31-NQ/TW của Bộ Chính trị là cần thiết, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ đối với TPHCM mà cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả đất nước.

Với quy mô phát triển và vai trò mới trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, đặc biệt sau khi Bộ Chính trị thông qua Nghị quyết số 31-NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TPHCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, yêu cầu tất yếu đối với TPHCM là tạo ra làn sóng thu hút dòng vốn đầu tư để tạo bước chuyển mang tính đột phá cho sự phát triển. Trong đó, việc kiến tạo thị trường vốn và hình thành trung tâm tài chính quốc tế là những nhiệm vụ quan trọng.

Nhằm phản ánh dòng chảy thời sự, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức cuộc tọa đàm “TPHCM cần cơ chế đặc thù ra sao để phát triển trung tâm tài chính quốc tế?” với sự tham gia của các diễn giả là các chuyên gia kinh tế, tài chính, ngân hàng và doanh nghiệp nhằm cung cấp thêm ý tưởng, giải pháp mang tính thực tiễn để đóng góp cho TPHCM trong việc sớm hình thành trung tâm tài chính quốc tế.

Tọa đàm sẽ diễn ra vào lúc 14h00, ngày 1-6-2023 (thứ Năm) tại Tạp chí Kinh tế Sài Gòn (số 35 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 1, TPHCM). Các diễn giả tham dự sự kiện gồm có TS. Nguyễn Hữu Huân, Trưởng bộ môn Tài chính, Trường Đại học Kinh tế TPHCM; ông Trần Nhật Khanh, Giám đốc điều hành, Quỹ đầu tư Touchstone; ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Khối nghiên cứu và phát triển, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam; và TS. Phùng Hương Giang, Giảng viên, Nghiên cứu viên Trường Kinh doanh ISC ở Paris, chuyên gia thuộc Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global).

Kính mời quý độc giả quan tâm đón xem thông tin.

T.S

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Ngân hàng tăng ‘bộ đệm’ dự phòng trước rủi ro nợ xấu (28/05/2023)

>   Kỳ vọng giải pháp thiết thực gỡ khó dòng tài chính cho doanh nghiệp (27/05/2023)

>   Thanh toán không tiền mặt ‘phủ sóng’ ngày càng mạnh (26/05/2023)

>   Giảm lãi suất cho vay chờ ‘thẩm thấu’ chính sách (24/05/2023)

>   Ngân hàng Nhà nước giảm các mức lãi suất điều hành thêm 0,5% từ ngày 25-5 (24/05/2023)

>   Đề nghị tăng hơn 17.000 tỉ đồng vốn điều lệ cho Agribank (23/05/2023)

>   Ngân hàng nào hưởng lợi sau khi đỉnh lãi suất qua đi? (21/05/2023)

>   Chuẩn hóa ’kho vàng’ dữ liệu góp phần đẩy nhanh tiến độ số hóa ngân hàng (20/05/2023)

>   Triển vọng kinh tế Việt Nam và khu vực châu Á: Vẫn tiếp tục phục hồi trong bối cảnh nhiều bất định (18/05/2023)

>   Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM: không có chuyện hết ‘room’ tín dụng (17/05/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật