Thứ Hai, 22/05/2023 11:42

Nhiều mặt bằng "đất vàng" TPHCM vẫn bị bỏ trống

Thời gian gần đây, nhiều mặt bằng “đất vàng” tại trung tâm xung quanh Nhà thờ Đức Bà, đường Hoa Nguyễn Huệ và các khu lân cận quận 1, TPHCM tuy có vị trí thuận lợi, đắc địa nhưng hiện đang bỏ trống. Đáng chú ý, nhiều mặt bằng các góc đường ngã tư bị “bỏ hoang”.

Cushman & Wakefield cho biết, trong quý 1 của các năm, lần đầu tiên số doanh nghiệp đóng cửa nhiều hơn số doanh nghiệp mới và tái hoạt động, cụ thể có 56,946 doanh nghiệp đăng kí mới nhưng có đến 60,241 doanh nghiệp tạm đóng và giải thể.

Đối với thị trường bán lẻ, quý 1/2023 không ghi nhận nguồn cung mới tại TPHCM, tổng nguồn cung duy trì ở mức 1.05 triệu m2 sàn bán lẻ đang hoạt động. Xu hướng cải tạo và tái cơ cấu mặt bằng vẫn còn tiếp diễn tại nhiều trung tâm thương mại với mong muốn nâng cao hiệu suất thuê và cải thiện quy hoạch khách thuê, qua đó nâng cấp và tái định vị trung tâm thương mại. Chính vì vậy, tỷ lệ lấp đầy tăng nhẹ so với quý trước đạt 90% nhưng vẫn thấp so với cùng kỳ năm ngoái. Công suất cho thuê của thị trường đang ở mức cao 92% ổn định theo quý nhưng giảm 0.4 điểm % theo năm.

Giá thuê trung bình của thị trường bán lẻ quý 1/2023

Dù vậy, nhiều khách thuê đã không gia hạn thêm hợp đồng tại các dự án ở ngoài trung tâm. Lượng khách qua lại thấp do vị trí thuê không tốt, chính sách tiếp thị và quản lý không hiệu quả từ chủ đầu tư. Ngành hàng ăn uống chiếm 30% diện tích bị bỏ trống, ngành hàng thời trang chiếm 21%, ngành vui chơi giải trí chiếm 20% và ngành giáo dục chiếm 6%, theo Savills.

Còn đối với các quận trung tâm, chạy dọc các con đường sầm uất tại quận 1 như Đồng Khởi, Nguyễn Huệ, Lý Tự Trọng, Lê Lợi, Nguyễn Trãi,... không khó để thấy nhiều mặt bằng liền kề nhau, góc ngã 4 đắc địa đang bỏ trống. Nhiều mặt tiền dán kín bảng cho thuê kèm số điện thoại, có nhiều căn số đã phai mờ thông tin, cũ nhưng vẫn chưa kiếm được khách thuê.

Tòa nhà Catina Sai Gon trên đường Đồng Khởi dán kín biển cho thuê, số điện thoại liên lạc, nhiều thông tin cũ đã bị xé bỏ, thay thế bằng biển mới hơn.

Nhiều mặt tiền đường Đồng Khởi cũng bị bỏ trống

Theo báo cáo của CBRE Việt Nam, nhu cầu mặt bằng cho thuê sẽ trầm lắng trong 6 tháng đầu năm 2023, khi doanh thu các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Đa số khách thuê sẽ có xu hướng tạm hoãn lại các quyết định thuê mặt bằng mới hoặc mở rộng.

Không khó để thấy những mặt bằng ở các vị trí đắc địa nhất ở khu vực quận 1 như ngã 3 đường Nguyễn Huệ và Ngô Đức Kế nhiều mặt bằng đang trong tình trạng ế ẩm.

Mặt bằng mặt tiền đường Nguyễn Huệ hay ngay góc Nguyễn Huệ - Ngô Đức Kế với nhiều nơi bỏ trống giờ là không gian tuyệt vời cho người bán rong.

Nhiều tòa nhà ở đường Lê Lợi hiện vẫn đang bỏ trống và tìm khách thuê.

Đối diện Nhà thờ Đức Bà, vị trí đắc địa như của Mellower Coffee cũng đã phải đóng cửa trả mặt bằng. Các mặt bằng lân cận cũng chung hoàn cảnh.

Nhiều mặt bằng trên “thiên đường thời trang” Nguyễn Trãi cũng đang bị bỏ trống.

Toà nhà văn phòng quanh khu vực tòa Bitexco cũng đang treo bảng cho thuê.

Theo Savills Việt Nam, sau giai đoạn COVID-19, các cửa hàng gặp vấn đề khó khăn về nguồn vốn. Do đó, họ không mở cửa hàng một cách đại trà mà trở nên khắt khe hơn khi tìm kiếm mặt bằng.

Parkson Lê Thánh Tôn

Các gian hàng trong Parkson vắng bóng chưa có người thuê. Một vài nguyên nhân là do nguồn cung mới tòa nhà Thiso Mall vẫn đang trong quá trình được lấp đầy, nhiều mặt bằng bán lẻ tạm ngưng hoạt động do khách thuê đang vào hoặc đang cải tạo, và một số trung tâm thương mại đang trong quá trình nâng cấp và bố trí lại.

Một số vị trí khác như các ngã 3, ngã 4 thuận lợi cho việc buôn bán kinh doanh, nay cũng khó khăn trong việc tìm kiếm khách thuê.

Ngã 3 đường Tôn Thất Thiệp và Tôn Thất Đạm đang trong tình trạng cho thuê nhà, cách khoảng 200m chạy xuống phía dưới đường Tôn Thất Đạm là khu chợ.

Ngã 4 đường Trương Định - Lý Tự Trọng (bên trái), và ngã 4 Pasteur - Lý Tự Trọng dán chi chít bảng cho thuê số điện thoại liên lạc nhưng chưa có khách thuê từ lâu.

Tòa nhà KS Finance trên đường Hai Bà Trưng trước đây hiện cũng chi chít biển hiệu cho thuê.

Mặt bằng 2 mặt tiền đường Hai Bà Trưng và Nguyễn Đình Chiểu trước đây là cửa hàng đồ hiệu Hoàng Phúc, dán biển cho thuê từ nhiều năm nay nhưng vẫn đang bỏ trống thành bãi giữ xe

Địa điểm du lịch nổi tiếng như Chợ Bến Thành cũng không ngoại lệ khi nhiều nơi đặt biển quảng cáo mãi không có người thuê.

Theo Tổng cục thống kê, lượng khách du lịch quốc tế quý 1/2023 đạt gần 2.7 triệu lượt, cao hơn 29.7 lần so với quý 1/2022 và đạt khoảng 60% so với quý 1/2019.

TS. Sử Ngọc Khương, Viện phó Viện nghiên cứu Tin học và Kinh tế ứng dụng nhận định, mặt bằng khu trung tâm TPHCM chủ yếu để kinh doanh nhóm sản phẩm phục vụ khách du lịch quốc tế. Vì vậy, khi lượng khách này sụt giảm, doanh thu giảm thì khách thuê nhà không còn nguồn thu, buộc phải trả mặt bằng.

Thành Nguyễn

Ảnh: Hà Lễ

FILI

Các tin tức khác

>   Bộ 'thúc' cấp sổ đỏ cho condotel, BĐS nghỉ dưỡng có ‘cắt cơn’ rao bán lỗ? (18/05/2023)

>   Đà Nẵng tìm chủ đầu tư cho các dự án nhà ở xã hội (17/05/2023)

>   Nhiều chính sách về đất đai có hiệu lực, tác động đến thị trường (16/05/2023)

>   Cần thẳng thắn nhìn nhận thị trường bất động sản vẫn méo mó (15/05/2023)

>   Lộ trình cấp hơn 81.000 sổ hồng, chấm dứt hoạt động 9 dự án khu dân cư (14/05/2023)

>   TS. Cấn Văn Lực: Hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn còn rất nhiều dư địa cho vay bất động sản (12/05/2023)

>   Một số dự án có thể mở bán trong quý 2 (12/05/2023)

>   Dự án Luật Đất đai sửa đổi: Bồi thường thu hồi đất phải công bằng, minh bạch, đúng pháp luật (11/05/2023)

>   Giá nhà cao cấp trên toàn cầu giảm lần đầu tiên trong 14 năm (11/05/2023)

>   Bắc Ninh công khai giá bán nhà ở xã hội (10/05/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật