Thứ Bảy, 20/05/2023 17:25

Dự kiến từ 1-7, TPHCM được thí điểm một số cơ chế đặc thù

Tờ trình dự thảo nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM được Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 khai mạc ngày 22-5. Nếu được thông qua, nghị quyết sẽ có hiệu lực từ ngày 1-7 và được thực hiện trong 5 năm.

Nếu được thông qua, nghị quyết mới về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM sẽ có hiệu lực từ 1-7-2023, giúp thành phố thêm nhiều cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn – Ảnh: TTXVN

Theo thông tin của Baochinhphu.vn, sau khi tiếp thu ý kiến kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và chỉnh sửa, bổ sung một số nội dung, Chính phủ chính thức trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM để Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV, khai mạc ngày 22-5.

Một số điểm đáng chú ý của dự thảo sau chỉnh sửa, bổ sung là quy định cho phép thành phố thí điểm mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông (TOD). HĐND thành phố được quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa dưới 500 héc-ta phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền quyết định.

Thành phố được sử dụng ngân sách để triển khai dự án đầu tư công độc lập; thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các dự án đầu tư vùng phụ cận các nhà ga thuộc các tuyến đường sắt được cấp có thẩm quyền phê duyệt; vùng phụ cận các nút giao thông dọc tuyến đường Vành đai 3 thuộc địa phận thành phố để thu hồi đất, chỉnh trang, phát triển đô thị, thực hiện tái định cư tại chỗ, tạo quỹ đất để đấu giá lựa chọn nhà đầu tư các dự án phát triển đô thị.

Theo Chính phủ, chính sách này sẽ huy động được nguồn lực xã hội hóa thực hiện đầu tư các dự án thuộc vùng phụ cận các nhà ga tuyến đường sắt đô thị, các tuyến cao tốc theo các đồ án quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, mục đích tạo sự đồng bộ trong phát triển đô thị và giao thông.

Dự thảo Nghị quyết cũng quy định chính quyền TPHCM được áp dụng hợp đồng BOT đối với dự án đầu tư xây dựng nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa công trình đường bộ hiện hữu. Trường hợp chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng chiếm tỉ trọng lớn hơn 50% tổng mức đầu tư dự án và phương án tài chính sơ bộ dự án PPP không đảm bảo khả năng hoàn vốn, thành phố được tăng tỉ lệ vốn nhà nước tham gia dự án PPP song không lớn hơn 70% tổng mức đầu tư. TTXVN đưa tin.

Chính sách này tạo điều kiện để thành phố có cơ sở thực hiện thí điểm huy động nguồn vốn xã hội hóa đầu tư hệ thống đường bộ hiện hữu, tập trung đối với các tuyến đường trục chính đô thị, kết nối vùng, quốc lộ đi qua địa phận TPHCM: Quốc lộ 1, Quốc lộ 13, Quốc lộ 22, đường trục Bắc – Nam, hoàn chỉnh mặt cắt ngang Vành đai 2… với quy mô đầu tư mở rộng theo lộ giới quy hoạch được phê duyệt, đầu tư đường trên cao.

Việc cho phép tăng tỉ lệ vốn nhà nước tham gia dự án PPP không lớn hơn 70% sẽ giúp tăng hiệu quả đầu tư dự án, thu hút nhà đầu tư tham gia, giảm mức chi trả của người dân và đảm bảo tính khả thi thực hiện chính sách.

Dự thảo nghị quyết cho phép thành phố được thực hiện dự án đầu tư theo hợp đồng BT (xây dựng và chuyển giao); quyết định sử dụng vốn ngân sách thành phố và bố trí vốn chuẩn bị đầu tư, dự toán ngân sách hằng năm để thanh toán cho nhà đầu tư căn cứ giá trị, tiến độ quy định trong hợp đồng BT.

Điểm mới của hình thức dự án hợp đồng BT được đề xuất lần này là thí điểm thanh toán hợp đồng BT bằng tiền. Bởi nếu thanh toán bằng quỹ đất phải chịu sự điều chỉnh của nhiều quy định pháp luật liên quan và cần tiếp tục nghiên cứu có các giải pháp hạn chế các tồn tại của mô hình thanh toán theo hợp đồng BT bằng đất trước đây.

Đồng thời đó, đảm bảo chặt chẽ, không gây thất thoát ngân sách nhà nước, dự thảo nghị quyết quy định việc tổ chức lựa chọn nhà đầu tư dự án BT được thực hiện sau khi thiết kế xây dựng triển khai và thiết kế cơ sở được phê duyệt và Chính phủ quy định lãi vay, lợi nhuận hợp lý, phương thức thanh toán, quyết toán thực hiện dự án BT.

Nếu được thông qua tại Kỳ họp thứ 5, nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM sẽ thay thế nghị quyết 54/2017/QH14 và được thực hiện trong 5 năm, có hiệu lực từ ngày 1-7.

Thái Huy

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Vì sao Elysian của Gamuda Land thu hút nhà đầu tư? (20/05/2023)

>   Bộ Giao thông Vận tải đưa kế hoạch phát triển vận tải các tỉnh Tây Nguyên (20/05/2023)

>   16 dự án nhà ở đã được ‘gỡ vướng’, Nha Trang thu hồi gần 500ha đất (20/05/2023)

>   Đề xuất áp dụng trở lại phương thức BOT, BT với 6 dự án giao thông (19/05/2023)

>   Có gì trong dự thảo nghị quyết thay thế Nghị quyết 54 về chính sách đặc thù cho TPHCM? (19/05/2023)

>   Gói 120.000 tỷ chưa có chỗ tiêu, tiền nằm chờ nhà ở xã hội (19/05/2023)

>   Đề xuất điều chỉnh vùng đệm rộng hơn 300 km2 bảo vệ vịnh Hạ Long (19/05/2023)

>   Giao dịch đất nền ở Lâm Đồng giảm 70% so với cùng kỳ năm trước (18/05/2023)

>   Đề xuất làm 300-500 km metro ngầm ở TPHCM bằng đầu tư PPP (18/05/2023)

>   Nhà đất giảm giá, người mua vẫn ‘mất hút’ (18/05/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật