Thứ Bảy, 20/05/2023 10:14

Bộ Giao thông Vận tải đưa kế hoạch phát triển vận tải các tỉnh Tây Nguyên

Bộ Giao thông Vận tải đưa ra kế hoạch thúc đẩy kết nối hoạt động vận tải các tỉnh trong vùng Tây Nguyên nhằm tạo điều kiện cao nhất để vận chuyển hàng hóa, hành khách theo hướng hiện đại, đồng bộ, giảm chi phí.

Quốc lộ 19 đoạn trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang được nâng cấp. Ảnh: TTXVN

TTXVN đưa tin, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng vừa ký ban hành Kế hoạch số 4998/KH-BGTVT về phát triển vận tải theo hướng hiện đại, đồng bộ, giảm chi phí và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Để thúc đẩy phát triển vận tải các tỉnh vùng Tây Nguyên, Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu thị phần vận tải, ưu tiên đầu tư cho các phương thức vận tải đường hàng không, đường sắt nhằm giảm áp lực cho vận tải đường bộ.

Ngoài việc đổi mới công nghệ xếp dỡ tại các đầu mối vận tải, áp dụng các công nghệ vận tải tiên tiến để nâng cao chất lượng dịch vụ logistics, Bộ Giao thông Vận tải cũng khuyến khích doanh nghiệp tăng cường đầu tư phương tiện chở container; nâng cao năng lực xếp dỡ container tại các đầu mối tập kết hàng hoá; kiểm soát chất lượng phương tiện và nhiên liệu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; khuyến khích sử dụng phương tiện và nhiên liệu sạch.

Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, điều hành hoạt động vận tải để có những bước phát triển đột phá cả trong công tác quản lý Nhà nước và hoạt động của thị trường vận tải; triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm an toàn giao thông, tăng cường công tác kiểm tra tải trọng xe.

Bên cạnh đó, bộ này cam kết thúc đẩy kết nối hoạt động vận tải các tỉnh trong vùng Tây Nguyên nhằm tạo điều kiện cao nhất để vận chuyển, lưu thông hàng hóa, vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất bảo đảm an toàn, liên thông, thống nhất, thông suốt giữa các tỉnh trong vùng Tây Nguyên; có biện pháp kiểm soát chặt chẽ tại điểm đầu và điểm cuối trong chuỗi lưu thông hàng hóa, vận chuyển hành khách.

Để triển khai hiệu quả, Bộ Giao thông Vận tải đưa ra giải pháp hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; phát triển hài hòa, hợp lý các phương thức vận tải, vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics; tạo thuận lợi cho vận tải quá cảnh, vận tải qua biên giới; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ; nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp vận tải; phát huy vai trò và hiệu quả hoạt động của các hiệp hội chuyên ngành; công tác thanh tra, kiểm tra.

N.Tân

TBKTSG

Các tin tức khác

>   16 dự án nhà ở đã được ‘gỡ vướng’, Nha Trang thu hồi gần 500ha đất (20/05/2023)

>   Đề xuất áp dụng trở lại phương thức BOT, BT với 6 dự án giao thông (19/05/2023)

>   Có gì trong dự thảo nghị quyết thay thế Nghị quyết 54 về chính sách đặc thù cho TPHCM? (19/05/2023)

>   Gói 120.000 tỷ chưa có chỗ tiêu, tiền nằm chờ nhà ở xã hội (19/05/2023)

>   Đề xuất điều chỉnh vùng đệm rộng hơn 300 km2 bảo vệ vịnh Hạ Long (19/05/2023)

>   Giao dịch đất nền ở Lâm Đồng giảm 70% so với cùng kỳ năm trước (18/05/2023)

>   Đề xuất làm 300-500 km metro ngầm ở TPHCM bằng đầu tư PPP (18/05/2023)

>   Nhà đất giảm giá, người mua vẫn ‘mất hút’ (18/05/2023)

>   Bổ sung phương án vận tải chung hành khách và hàng hoá cho đường sắt cao tốc Bắc – Nam (18/05/2023)

>   Bàn tiếp về quy hoạch khoáng sản – trường hợp titan ở Bình Thuận (18/05/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật