Thứ Năm, 25/05/2023 11:29

Công ty cho vay của tỷ phú Nam Phi cân nhắc mở rộng sang Việt Nam

Tyme Group – công ty cho vay kỹ thuật số nằm dưới quyền kiểm soát của tỷ phú Nam Phi Patrice Motsepe – đang cân nhắc mở rộng sang thị trường Việt Nam trong năm 2024 sau khi huy động được 78 triệu USD cách đây vài tháng.

“Đây là một trong những thị trường gần như tương thích hoàn hảo với doanh nghiệp như Tyme”, Coen Jonker, đồng sáng lập của Tyme và Giám đốc điều hành của TymeBank, cho biết trong một cuộc phỏng vấn. Đất nước hình chữ S vẫn có nhiều doanh nghiệp nhỏ chưa tiếp cận hoặc ít có khả năng tiếp cận với vốn, ông nói.

Sau Philippines, Việt Nam là quốc gia châu Á thứ hai mà Tyme đặt chân tới để củng cố đà tăng trưởng. Nền kinh tế 366 tỷ USD của Việt Nam còn non trẻ và tăng trưởng nhanh với tỷ lệ thất nghiệp thấp, ông Jonker cho biết.

Tyme Group phần lớn thuộc sở hữu của Quỹ đầu tư African Rainbow Capital của tỷ phú Motsepe và hoạt động với thương hiệu Tyme Bank ở Nam Phi. Tại thị trường này, Tyme Bank đã thu hút được hơn 7 triệu khách hàng trong 4 năm qua.

Ở Philippines, doanh nghiệp này điều hành thương hiệu GoTyme Bank — một liên doanh với Tập đoàn Gokongwei địa phương. Ông Jonker cho biết Tyme đang phát triển với tốc độ 300,000 khách hàng mới mỗi tháng trên cả 2 thị trường.

Theo báo cáo của Bloomberg, trong số 78 triệu USD huy động được trong vòng tài trợ bắt đầu vào tháng 1, Tyme có kế hoạch sử dụng 65 triệu USD để mở rộng thị trường mới cộng với các hoạt động của mình ở Nam Phi và Philippines.

Công ty cho vay này vừa huy động vốn từ hai nhà đầu tư mới bao gồm Norrsken22 (quỹ đầu tư tăng trưởng công nghiệp tập trung vào châu Phi) và Blue Earth Capital (công ty đầu tư tác động toàn cầu).

Ông Jonker cho biết Tyme Group có thể tìm kiếm thêm 40-80 triệu USD tại vòng gọi vốn seri C, dự kiến kết thúc vào quý 4 năm nay.

Ông Jonker nói thêm: “Chúng tôi không lo lắng liệu chúng tôi có thể huy động vốn với tư cách là một doanh nghiệp hay không, bởi vì có rất nhiều sự quan tâm đến Tyme với tư cách là một doanh nghiệp. Vấn đề quan trọng hơn là ở mức giá nào”.

Đã có mặt tại Việt Nam từ trước?

Dù nói rằng sẽ tham gia vào thị trường Việt Nam từ năm 2024, nhưng thực tế là Tyme Group đã có mặt tại đất nước hình chữ S từ nhiều năm trước đó với cái tên Tyme Việt Nam.

Tyme Việt Nam tiền thân là CBA Digital – một công ty thuộc sở hữu của Commonwealth Bank of Australia (CBA) được thành lập vào năm 2016. Nhưng sau đó, Tyme Group đã mua lại CBA Digital từ CBA và sau đó đổi tên thành Tyme Việt Nam vào năm 2018.

Trên website, Tyme Việt Nam cho biết: "Đội ngũ Tyme thiết kế, xây dựng và thương mại hóa các ngân hàng kỹ thuật số cho các thị trường mới nổi nhằm phục vụ các nhóm dân cư chưa có cơ hội tiếp cận với ngân hàng. Chúng tôi sở hữu nền tảng công nghệ và tài sản trí tuệ trên toàn cầu, đồng thời hợp tác với các đối tác ngân hàng và công nghệ tài chính trong nước để ra mắt các ngân hàng kỹ thuật số mới".

Tyme cho biết “xây dựng các sản phẩm với nguyên tắc tìm kiếm sự cân bằng phù hợp giữa thế giới kỹ thuật số và vật lý. Triết lý của chúng tôi đối với công việc là chúng tôi tập trung vào năng suất và tạo ra giá trị, chứ không phải số giờ làm việc ở văn phòng. Chúng tôi cố gắng cân bằng giữa công việc và cuộc sống, cho phép nhân viên của chúng tôi linh hoạt, dưới hình thức mô hình làm việc kết hợp và hơn thế nữa”.

Theo thông tin từ Tyme Việt Nam, Công ty hiện đang sở hữu 300 chuyên gia, bao gồm các nhà khởi nghiệp và chuyên gia ngân hàng.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI

Các tin tức khác

>   Tập đoàn Adani của Ấn Độ muốn đầu tư 10 tỷ USD tại Việt Nam (25/05/2023)

>   Bộ Công Thương duyệt giá tạm cho 19 dự án điện tái tạo chuyển tiếp (25/05/2023)

>   ĐBQH: Không mở rộng phạm vi áp dụng Luật Đấu thầu với công ty con của DNNN (24/05/2023)

>   Nhà đầu tư điện gió, điện mặt trời kiến nghị về "giá mua điện tạm thời" (24/05/2023)

>   Bước tiến mới tại dự án Gang thép Thái Nguyên 2 sau hơn 15 năm “nằm im” (24/05/2023)

>   Cuộc chiến ô tô điện mini ở thị trường Việt Nam (24/05/2023)

>   Đại biểu Quốc hội đề nghị đưa giá điện vào danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá (23/05/2023)

>   Cần sớm đưa giá xăng, dầu của Việt Nam hoàn toàn vận hành theo quy luật thị trường (23/05/2023)

>   Doanh nghiệp sản xuất pin của Trung Quốc cân nhắc đầu tư tại Hải Dương (23/05/2023)

>   Sau bảy năm, hàng container qua cảng biển Việt Nam tăng gần gấp đôi (23/05/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật