Thứ Sáu, 26/05/2023 09:00

Chìa khóa vàng của TP.HCM

Hôm nay, 26/05, dự kiến Chính phủ sẽ trình Quốc hội Dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM (thay thế Nghị quyết 54 - khóa XIV). Nếu được thông qua, đây sẽ là “chìa khóa vàng” tháo gỡ những cơ chế pháp lý, tăng tốc cho sự phát triển của TP.HCM.

Không những thế, nếu đặt nghị quyết mới này của Quốc hội - tức từ cơ quan lập pháp - vào trong hệ thống những nghị quyết có tính định hướng chiến lược của Bộ Chính trị như Nghị quyết 31 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP.HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết 24 về  phương hướng phát triển kinh tế -xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 cùng Quy hoạch tổng thể quốc gia của Chính phủ - cơ quan hành pháp - thì  sự đảm bảo “chân kiềng” vừa mang tính nền tảng vừa bao quát tầm nhìn dài và rộng sẽ là cơ hội cất cánh cho cả vùng Đông Nam Bộ với cực tăng trưởng TP.HCM trong giai đoạn mới.

Ngoài một số nội dung kế thừa và tiếp tục áp dụng từ Nghị quyết 54 (cũ) thì nghị quyết mới này sẽ có 8 nhóm chính sách liên quan 44 cơ chế, trong đó có 27 chính sách cụ thể mới được Chính phủ trình trong cơ chế đặc thù phát triển TP.HCM. Trong đó, có nội dung điều chỉnh, tháo gỡ những chồng chéo giữa các bộ luật và nghị định (trước khi có thí điểm bởi nghị quyết mới) như TP.HCM được mở rộng lĩnh vực áp dụng đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) đối với các dự án đầu tư trong lĩnh vực thể thao và văn hóa và được chủ động quy định quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của các dự án PPP này. Có nội dung thí điểm để từ thực tiễn của TP.HCM sẽ là cơ sở để các cơ quan soạn thảo luật thẩm định trước khi hoàn thiện bộ luật - như chấp thuận các cơ chế, chính sách khơi thông nguồn lực cho Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP.HCM (HFIC) bao gồm tăng vốn điều lệ từ nguồn thu từ cổ phần hóa các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc thành phố, từ nguồn lợi nhuận còn lại của HFIC sau khi trích lập các quỹ. Thành phố được bố trí vốn đầu tư công để hỗ trợ lãi suất đối với các dự án đầu tư được HFIC cho vay thuộc lĩnh vực ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Đây cũng sẽ là “tiền thân” cho sự hình thành, vận hành của Trung tâm tài chính quốc tế TP.HCM mà cả thành phố lẫn trung ương đang nỗ lực xây dựng.

Sự cởi trói sẽ được áp dụng từ những dự án mang tầm trọng điểm quốc gia cho đến các đầu việc cần thiết ở cấp quận. Như thành phố được áp dụng thí điểm mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông (TOD). Tức có thể sử dụng ngân sách địa phương để triển khai dự án đầu tư công độc lập để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các dự án đầu tư vùng phụ cận các nhà ga thuộc tuyến đường sắt, vùng phụ cận các nút giao thông dọc tuyến đường Vành đai 3 để thu hồi đất, thực hiện tái định cư tại chỗ và tạo quỹ đất để đấu giá lựa chọn nhà đầu tư các dự án phát triển đô thị. Đồng thời, UBND cấp quận được bố trí khoản chưa phân bổ từ 2% đến 4% tổng chi ngân sách quận để thực hiện chi các nhiệm vụ cần thiết mà chưa được dự toán.

Với một siêu đô thị như TP.HCM, hoàn thiện hạ tầng giao thông công cộng đang là nhiệm vụ hàng đầu thì việc cấp quyền chủ động, linh hoạt này sẽ là cơ hội vàng cho động thái bức tốc của chính quyền lẫn các nguồn lực đầu tư.

Vấn đề quan trọng còn lại; và mang tính quyết định của nhiệm vụ “nghị quyết đi vào cuộc sống” (nếu được thông qua tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV) đó chính là nguồn lực con người và năng lực thực thi của cả bộ máy quản lý nhà nước, của tập thể lãnh đạo thành phố, của sự đồng thuận từ người dân. Như khuyến nghị của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với thành phố, tránh khi nghị quyết được thông qua, sau khi tổ chức phân cấp, phân quyền thì… coi như xong. Bài học này đã xảy ra ở “nhiệm kỳ” của Nghị quyết 54; hoặc ngay cả chính với Nghị quyết 1111 thành lập thành phố Thủ Đức, ra đời trên nền…hầu như chưa có một sự chuẩn bị thực thi nào, dẫn tới sự lúng túng của chính quyền, khổ sở của người dân.

"Rút kinh nghiệm thực hiện nghị quyết 54, việc chuẩn bị đội ngũ, tâm thế mới là rất quan trọng. Đến giờ này, thành phố đã có bước chuẩn bị, chủ động phân công cho các cơ quan, sở ngành chuẩn bị các đề án, kế hoạch cụ thể hóa các chính sách có thể làm trước để trình HĐND TP các kỳ họp sau khi Quốc hội thông qua nghị quyết" - cam kết của Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi được xem là động thái cụ thể để đón đầu nghị quyết mới - chìa khóa vàng cho sự phát triển của TP.HCM trong tương lai.

Quốc Học

FILI

Các tin tức khác

>   Nhiều doanh nghiệp dệt may, đồ gỗ mất đơn hàng vì chậm chuyển đổi xanh (25/05/2023)

>   Vì sao EVN báo lỗ nhưng công ty con lại ghi nhận lợi nhuận cao? (25/05/2023)

>   Phó Thủ tướng: Đồng ý chủ trương cho Vinachem bổ sung ngành điện hóa và tăng vốn điều lệ (25/05/2023)

>   Loạt cán bộ thuế, hải quan hầu tòa trong vụ án Thuduc House (25/05/2023)

>   Công ty cho vay của tỷ phú Nam Phi cân nhắc mở rộng sang Việt Nam (25/05/2023)

>   Tập đoàn Adani của Ấn Độ muốn đầu tư 10 tỷ USD tại Việt Nam (25/05/2023)

>   Bộ Công Thương duyệt giá tạm cho 19 dự án điện tái tạo chuyển tiếp (25/05/2023)

>   ĐBQH: Không mở rộng phạm vi áp dụng Luật Đấu thầu với công ty con của DNNN (24/05/2023)

>   Nhà đầu tư điện gió, điện mặt trời kiến nghị về "giá mua điện tạm thời" (24/05/2023)

>   Bước tiến mới tại dự án Gang thép Thái Nguyên 2 sau hơn 15 năm “nằm im” (24/05/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật