Thứ Tư, 26/04/2023 20:00

Telenor: Việc rời Myanmar đã giúp thúc đẩy sắp xếp lại hoạt động kinh doanh tại châu Á

Việc Telenor rời khỏi Myanmar đã tác động tới quan điểm của nhà đầu tư về phần tài sản còn lại tại châu Á của công ty, Giám đốc điều hành Sigve Brekke của hãng viễn thông Na Uy cho biết.

Phát biểu trên trang Financial Times, ông Sigve Brekke cho rằng tập đoàn quốc doanh này đã tách tài sản tại châu Á của mình - bao gồm phần tài sản tại Bangladesh, Pakistan, Thái Lan và Malaysia - thành một đơn vị riêng biệt để cho phép họ theo đuổi các lựa chọn chiến lược, có thể bao gồm cả việc sáp nhập.

Ông Sigve Brekke nói: “Myanmar là một phần khá quan trọng trong giá trị vốn hóa thị trường của Telenor. Việc rời khỏi đất nước này đã tác động đến quan điểm của các nhà đầu tư về tài sản châu Á của chúng tôi. Đây là một lý do khác giải thích tại sao chúng tôi đang tái định hình theo cách khác ở châu Á. Chúng tôi có khả năng xử lý rủi ro tốt hơn trong tương lai”.

Giám đốc điều hành Telenor cho biết thêm rằng ông “không muốn suy đoán” về việc liệu Telenor có hiện diện ở châu Á trong thời gian 5 năm hay không, ngoại trừ thông qua liên doanh với các đối tác trong nước.

Châu Á là mảnh đất khó nhằn đối với các nhà khai thác viễn thông phương Tây. Hầu hết các công ty, bao gồm BT và Telia, đều buộc phải rời đi. Một số nhà phân tích đã thúc giục Telenor rời khỏi châu Á, nơi công ty sở hữu khoảng 95% khách hàng của mình, để tập trung duy nhất vào sân nhà Bắc Âu.

Nhà điều hành Na Uy đã trải qua “cuộc chia ly” đau đớn khỏi Myanmar sau cuộc đảo chính vào năm 2021. Cuối cùng, công ty đã nhận được sự chấp thuận của chính quyền để bán doanh nghiệp của mình tại Myanmar cho một công ty đầu tư Li Băng hồi năm ngoái.

Hơn một năm trôi qua, ông Brekke cho biết: “Tôi rất buồn với việc chúng tôi phải rời Myanmar. Đất nước này vừa mang lại lợi nhuận vừa là nơi mà chúng tôi thấy mình sẽ tạo ra sự khác biệt. Chúng tôi từng nghĩ rằng chúng tôi không có bất kỳ sự thay thế nào. Chúng tôi đã chọn phương án ít tồi tệ nhất.”

Ông nói thêm rằng, việc duy trì sự an toàn của nhân viên và khách hàng trong khi giải quyết các yêu cầu từ chính quyền là một thách thức. “Khi bạn có các nguyên tắc, sẽ có cái giá của chúng. Chúng tôi có một nguyên tắc rất rõ ràng trong việc giữ an toàn cho người dân và khách hàng của chúng tôi. Chúng tôi chưa bao giờ bật bất kỳ thiết bị nghe nào”, ông nói.

Telenor đã đặt chân vào châu Á được 1/4 thế kỷ và Brekke đã nói lên giá trị mà công ty đã tạo ra. Ông cho biết hãng viễn thông Na Uy đã nhận cổ tức bằng với số tiền họ đã đầu tư vào lục địa này - khoảng 65 tỷ Krone Na Uy (tương đương 6.3 tỷ USD). Ước tính giá trị của các công ty châu Á đã niêm yết của tập đoàn này và giá trị sổ sách của hoạt động kinh doanh tại Pakistan là khoảng 100 tỷ Krone so với tổng vốn hóa thị trường của tập đoàn là 180 tỷ Krone.

Nhà điều hành Na Uy gần đây đã hoàn thành thương vụ sáp nhập ở cả Malaysia và Thái Lan. Các thương vụ này biến các công ty mới trở thành công ty số một ở mỗi quốc gia, sánh vai với vị trí tương tự tại Bangladesh. Hiện Telenor đang khám phá tất cả các lựa chọn, bao gồm cả việc bán hàng tại Pakistan.

Telenor cũng nỗ lực hợp nhất toàn bộ hoạt động kinh doanh ở châu Á với Tập đoàn Axiata của Malaysia vào năm 2019 nhưng đã thất bại. Brekke cho biết ông đã tiến hành các thỏa thuận khả thi cho hoạt động kinh doanh ở châu Á kể từ đó nhưng chúng phức tạp về mặt cơ cấu và mất nhiều thời gian để hoàn tất. Vị Giám đốc cũng cho biết ông đã đến thăm khu vực này khoảng 60 lần trong khoảng thời gian đó.

Telenor cũng có những giao dịch tiềm năng gần nước nhà hơn. Hồi tháng 2, tờ Financial Times đưa tin rằng CK Hutchison, tập đoàn được niêm yết tại Hồng Kông, đang đàm phán với tập đoàn Na Uy về việc sáp nhập các doanh nghiệp của họ ở Đan Mạch và Thụy Điển. Telenor cũng đã bán 30% hoạt động kinh doanh sợi quang ở Na Uy cho một tập đoàn do KKR đứng đầu vào tháng 2 năm nay.

Khai Tâm (Theo the Financial Times)

FILI

Các tin tức khác

>   Lào chuyển hướng sang điện gió để duy trì xuất khẩu năng lượng (17/04/2023)

>   Hiệp định thương mại sẽ thúc đẩy thương mại giữa Campuchia và Hàn Quốc (13/04/2023)

>   Việt Nam đứng thứ 3 trong số các thị trường xuất nhập khẩu của Lào (08/03/2023)

>   Nestle sẽ đóng cửa nhà máy tại Myanmar (04/03/2023)

>   Campuchia đặt mục tiêu xuất khẩu 1 triệu tấn gạo vào năm 2025 (11/02/2023)

>   Lào đánh giá doanh nghiệp Việt Nam là những nhà đầu tư có trách nhiệm (09/02/2023)

>   Kim ngạch thương mại Việt Nam-Lào năm 2022 tăng trưởng ấn tượng (06/02/2023)

>   Lào sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư lớn của Việt Nam (12/01/2023)

>   CNN đưa Lào vào danh sách 23 địa điểm tốt nhất để đến thăm trong năm 2023 (04/01/2023)

>   Lào cho phép triển khai dự án phong điện lớn nhất Đông Nam Á (07/12/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật