Thứ Năm, 27/04/2023 15:39

Nhịp đập Thị trường 27/04: Hồi phục không thành, VN-Index tiếp tục bị Large Cap đè

VN-Index có 2 lần tưởng kịp hồi về tham chiếu, nhưng không, chỉ số liên tục bị đè trở lại, và đành kết thúc cuối ngày trong sắc đỏ, giảm 1,2 điểm. Giá trị giao dịch trên sàn HOSE cũng không hề lớn. Mức giảm của chỉ số tuy nhỏ, nhưng kéo dài chuỗi ngày đi ngay kể từ đầu tháng Tư, thậm chí đầu tháng Ba đến nay, bất chấp thị trường liên tục đón nhận tin vĩ mô tích cực. Có lẽ những ngày nghỉ lễ khá dài sắp tới là 1 yếu tố khiến NĐT chưa chịu giải ngân vào cổ phiếu, dù đang vào mùa BCTC Q1 và ĐHCĐ.

Diễn biến của chỉ số VN-Index, nhất là ở những thời điểm tưởng hồi rồi lại bị đạp xuống, có lẽ ít nhiều đến từ một số Large Cap tỷ đô trên sàn HOSE, ví dụ như bộ ba cổ phiếu nhà Vin, GAS, NVL, MSN… và 1 số mã ngân hàng. Sự thăng hoa của SAB hay MWG trong đợt ATC cũng không thể kéo Index hồi được bao nhiêu. Khối ngoại bán ròng trên Large Cap cũng có thể là 1 yếu tố phụ, góp phần tác động tiêu cực lên chỉ số.

Tuy vậy nhìn từ góc độ nhóm ngành trên HOSE, nhóm ngân hàng đã quay trở lại vị thế tích cực khi có số cổ phiếu tăng giá nhiều hơn số giảm giá, cộng với BĐS, sản xuất điện và dầu khí đã mang lại tâm lý lạc quan tích cực cho những ai đang nắm giữ. Ở những nhóm ngành nhỏ hơn, chủ yếu bao gồm midcap hay smallcap, niềm vui còn tăng lên ở những nhóm cảng biển, kho bãi hậu cần, vật liệu xây dựng, bảo hiểm phi nhân thọ, phân phối ô tô, hóa chất, dệt may, gỗ đá nội ngoại thất, dược, phân phối xăng dầu, phân bón, cao su… Không ít Small Cap đã tăng giá từ 5% trở lên như ITC, ASP, NTL, DAG, NHA, SGR, SII, ABR, SPM

Bộ ba cổ phiếu nhà Vin là VIC, VHMVRE tiếp tục giảm sâu thêm trong phiên chiều, nhưng ngược lại NVL, PDR, DIG và nhiều tên tuổi khác trong nhóm BĐS nhà ở lại tăng khá. NVL tăng 1,1%, DIG tăng 3,6%, PDR tăng tới 4%, nhiều tên tuổi khác vốn đã xanh bát ngát trong nửa cuối phiên sáng tiếp tục giữ được sắc thái đó trong phiên chiều như DXG, NTL, CRE, ITC, NDN, SCR, SGR

GAS giảm 1.3% cuối phiên chiều có lẽ là trường hợp bất ngờ trong nhóm cổ phiếu dầu khí nhà PVN. Đà giảm của GAS bắt đầu từ cuối phiên sáng, kéo qua suốt cả phiên chiều dù không có thông tin tiêu cực gì. Trong nhóm dầu khí nhà PVN còn có thêm 2 tên tuổi khác giảm giá đáng tiếc là PVSPVT, hoặc tính thêm PVD khi cổ phiếu này vừa ra tin tốt mà chỉ tăng có 50 đồng, còn lại đa số đều tăng giá khá tốt, trong đó nổi bật lên có DCM, DPM, PVG hay PVI.

Dù có rung lắc đôi chút trước ATC vài phút, nhưng cuối cùng cổ phiếu VCB cũng giữ được mốc 90 ngàn/cp, tăng nhẹ 600 đồng. Nhóm ngân hàng, nhất là trên sàn HOSE cũng đạt được kết quả khích lệ cuối ngày với số mã tăng giá chiếm quá bán, trong đó có EIB, MBB, HDB… Tuy nhiên 1 số đai gia như TCB, CTG, STB hay BID lại giảm giá đáng tiếc vào những phút giao dịch cuối, kể cả khi được khối ngoại mua vào nhiều như STB hay CTG. KLB tăng gần 3% bất chấp thông tin  chưa chịu rời Upcom để lên sàn HOSE.

Giao dịch ảm đạm cũng ảnh hưởng đến HNX, nhưng chỉ số chính sàn này may thay vẫn duy trì vị thế bên trên tham chiếu, thậm chí có thời điểm tưởng chừng bứt phá. Có lẽ vị thế tích cực của HNX Index còn được hỗ trợ bởi cổ phiếu vừa và nhỏ, bởi tại nhóm Large Cap sàn này, số mã giảm giá có phần lấn lướt số tăng giá, trong đó có những mã vốn hóa lớn nhất nhì sàn này như THD, KSF, SCG, PVSNTP là trường hợp bất ngờ khi sáng tăng chiều giảm. CEO, IDC hay BAB may mắn giữ được đà tăng giá, nhưng mức tăng yếu hơn ban sáng. PVI có lẽ là trường hợp đặc biệt khi cổ phiếu này bỗng dưng tăng hơn 3% vào đợt ATC.

VNZ đã giao dịch trong phiên chiều, khớp 1 lô mà thôi, nhưng giảm giá gần 10% và góp phần không nhỏ kéo tụt chỉ số sàn Upcom. Thưc tế chỉ số này cũng gần như chấp nhận chạy bên dưới tham chiếu trong suốt phiên chiều, đến gần cuối ngày thì có dấu hiệu khởi sắc, thì “gặp” VNZ và một số mã khác nhà Masan như MSR, MML hay MCH. Dù vậy trên nhóm Large Cap sàn UPCoM vẫn có rất nhiều tên tuổi giữ được mức tăng giá khá tốt tương đương ban sáng, như KLB, FOX, SIP, VEA, VGI, VGT, VTP

Hôm nay có lẽ không phải là ngày tốt cho nhóm cổ phiếu nhà Masan, khi chỉ có MSN tăng 1,3%, còn lại MCH, MSR, MML hay TCB đều giảm giá, trong đó nhiều mã giảm bất ngờ vào cuối phiên chiều.

Phiên sáng: Bộ ba nhà Vin tiếp tục kéo lùi VN-Index

VN-Index giảm 1.8 điểm khi kết thúc phiên sáng nay, mức giảm này gần như thấp nhất trong phiên sáng và có thể bị coi là lớn, nếu nhìn trên các biểu đồ được phóng đại trên bảng giá các công ty chứng khoán, nhưng thực ra là nhỏ, nếu xét trong phạm vi giao dịch kể từ đầu tháng Tư đến nay. Chỉ số biến động đáng chú ý ở trong 15 phút cuối, chủ yếu do bộ ba cổ phiếu nhà Vin và 1 số mã vốn hóa lớn khác.

Sàn HOSE có khoảng 45% số cổ phiếu tăng giá, ít hơn 1 chút so với giữa phiên, nhưng dù sao vẫn nhiều hơn số mã giảm giá. Khối ngoại giữ nguyên vị thế bán ròng sáng nay, với mức bán ròng hiện gần 200 tỷ.

Ở các nhóm lớn trên sàn HOSE, BĐS và dầu khí nhà PVN tiếp tục là 2 nhóm có nhiều sắc xanh, nhưng ngân hàng đã chuyển đỏ, cùng với những nhóm khác như sắt thép, chứng khoán, bán lẻ và cả thực phẩm. Ở các nhóm nhỏ hơn, ngạc nhiên là có 1 số nhóm nổi lên vào cuối phiên như cấp nước, đồ uống, quỹ đầu tư, cảng biển… bên cạnh những cái tên được xướng trước đó như hóa chất và nông dược, thủy sản, nhựa và cao su, vật liệu xây dựng…

VCB đã tăng giá trở lại kể từ sau 10h, hiện tăng 500 đồng, thậm chí có lúc tăng hơn 1000 đồng/cp. Ngoài ra cũng có thêm VPB hay OCB tăng trên 1%. Tuy vậy nhóm ngân hàng trên sàn HOSE lại nổi lên nhiều sắc đỏ, lấn át sắc xanh, dù hầu hết giảm giá dưới 1%, ngoại trừ LPB. ACB sau khi đạt độ cao trước 10g thì giảm dần đều và quay về đúng tham chiếu chỉ vài phút trước khi nghỉ trưa.

Cả 3 cổ phiếu nhà Vin đều giảm giá sau 10h30, và hiện VICVHM đều giảm tới 1.9%. Tuy nhiên, nhóm cổ phiếu BĐS nhà ở vẫn “giữ được bình tĩnh” với sắc xanh hiện diện ở nhiều tên tuổi, xuyên suốt từ giữa cho đến khi kết thúc phiên sáng, trong đó có những cái tên nổi bật lên như CRE, DXG, NTL, ITC, SGR, SCR… Ở nhóm BĐS công nghiệp, ngoại trừ BCM giảm gần 1%, đa số các tên tuổi khác vẫn giữ nguyên mức tăng giá, trong đó phải nhắc đến SNZ với mức tăng trên 5% hay KBC tăng trên 2%. Đáng tiếc là SIP, vốn là cổ phiếu tăng mạnh tương đương SNZ, nhưng từ 11h trở đi lại chùng xuống, chỉ còn tăng hơn 2.5%.

Khối ngoại đang bán ròng gần 200 tỷ đồng trên sàn HOSE, trong đó tập trung xả khá nhiều ở các mã vốn hóa lớn như VIC, VRE, NVL, VHM, KBC, VNM, DGCSSIVND là 2 cổ phiếu lớn ngành chứng khoán cũng bị bán ròng mạnh. Ngược lại khối ngoại tiếp tục mua ròng nhiều ở 2 mã HPG, STB.

Sắc đỏ nổi lên nhiều hơn trên nhóm largecap sàn HNX, và vì thế chỉ số chính sàn này cũng đang rơi, may thay vẫn còn đính bên trên tham chiếu khi nghỉ trưa. Ở đây vẫn hiện diện những cổ phiếu có tác động tích cực lên chỉ số suốt phiên sáng như NTP, CEO, BAB hay IDC, tuy nhiên 1 số mã khác đã đổi màu như NVB, THD, VCS

Diến biến tương đồng như VNindex, chỉ số Upcoom cũng đang bám sát đường tham chiêu, hiện chỉ giảm có 0,07 điểm mà thôi. Tuy nhiên nhóm largecap lại đang có rất nhiều mã tăng giá, ví dụ như KLB, FOX, SIP, SNZ, TVN, VEA, VGI, VGTVNZ chưa có giao dịch khớp lệnh nào sáng nay, dù đã sớm có lệnh đặt ở cả 2 chiều mua bán.

10h30: VN-Index chùng xuống giữa phiên

VN-Index tiếp tục giảm nhẹ chưa đến nửa điểm vào khoảng giữa phiên sáng nay. Thực tế chỉ số đã có phần lớn khoảng thời gian đầu giao dịch bên trên tham chiếu, nhưng đến giữa phiên lại chùng xuống, phần lớn do Large Cap. Dù vậy, sàn HOSE vẫn có khoảng một nửa số cổ phiếu tăng giá. Khối ngoại đang bán ròng khá nhiều trên sàn này.

Tính đến 10h30, các nhóm ngành lớn trên HOSE đang có diễn biến kém hơn một chút so với đầu phiên, hay nói cách khác là đang phân hóa, bao gồm ngân hàng, điện, thực phẩm, xây dựng… trừ bất động sản hay dầu khí. Sắt thép tiếp tục xấu từ đầu phiên đến nay, nhưng chứng khoán đang nổi lên là có nhiều cổ phiếu giảm giá. Ở các nhóm ngành vốn hóa nhỏ hơn, vẫn có một số nhóm nổi từ sớm như hóa chất và nông dược hay vật liệu xây dựng…, nhưng nhìn chung đa số nhóm còn lại cũng đang chuyển nhiều sang sắc vàng và đỏ.

Nhóm dầu khí “nhà PVN” tiếp tục giữ được sắc xanh kể từ đầu phiên, dù mức tăng bình quân đã giảm đôi chút, thậm chí đã có Large Cap đổi màu đỏ như PVI. GAS chỉ còn tăng dưới 1%, tương tụ như BSR, POW, PVC, PVS… Cổ phiếu PVD vừa ra tin lãi đậm trong quý 1 năm nay, hiện tăng 1,7% và khối ngoại bán ròng nhẹ.

Nếu Vinfast lên sàn, có lẽ sẽ tăng giá mạnh với thông tin được tài trợ từ các thành viên trong cùng hệ sinh thái nhà Vin, và cả bản thân Chủ tịch tập đoàn. Hiện cả 3 cổ phiếu lớn “nhà Vin là” VIC, VREVHM đều giảm giá trên 1%. Tuy vậy, nhóm bất động sản vẫn giữ được sắc xanh đa số ở các mã vừa và nhỏ. Ở các tên tuổi tầm trung, sắc xanh đang hiện diện khá ổn ở CEO, DXG, IJC, KDH, NLG, NTL… Ở các mã nhỏ hơn, nổi lên vẫn là NDN hay SCR. Ở nhóm bất động sản khu công nghiệp, KBC đang nổi bật dần lên trong nhóm với mức tăng 2,5%, nhưng vẫn chưa “đọ” lại với haicái tên đã tăng mạnh từ sớm là SNZSIP.

Dù có diễn biến khá đồng dạng với VN-Index, nhưng chỉ số HNX-Index lại đang giữ được vị thế tích cực trên tham chiếu suốt từ đầu phiên đến nay, với sự hỗ trợ từ những largecap như NTP, CEO, BAB, IDC, PVS… Ở nhóm HNX30 (tương tự VN30), đang có 12 mã tăng giá, bao gồm những cái tên đã nói bên trên, và LAS, DTD, TAR, HUT, L14

Nhóm chứng khoán tiếp tục diễn biến cầm chừng và nghe ngóng, dù đã có thông tin tốt về khả năng triển khai hệ thống giao dịch KRX trong năm nay (cho phép mở rộng khả năng giao dịch như bán khống, T+… qua đó giúp gia tăng lợi ích cho công ty chứng khoán). SSI, VND, HCM, VCI, SHS, MBS… là những cổ phiếu công ty top đầu, nhưng liên tục dao động trong biên độ hẹp sáng nay, đổi màu không ngừng. Ở các cổ phiếu nhỏ hơn, cũng hầu như không tìm ra cái tên nào nổi bật, ngoại trừ đôi lúc nổi lên ở BVS, TVS

Sau hai phiên tăng mạnh liền trước, thì sáng nay nhiều đại gia ngành thép đều giảm từ sớm, và lúc này những cái tên như HPG, HSG, NKG đều giảm quanh 1%. Đáng lưu ý là HPG đang đươc khối ngoại mua ròng nhiều.

Mở cửa: VN-Index giảm nhẹ nhưng sàn HOSE khởi đầu khá tích cực

Sàn HOSE bắt đầu khai cuộc trong sắc xanh, với hơn 200 mã dự kiến khớp tăng giá. Tuy nhiên đến thời điểm ATO, hay chỉ sau đó chưa đến 1 phút, đã nỏi lên khá nhiều sắc đỏ trong cả 3 nhóm vốn hóa lớn hay nhỏ. VN-Index cũng vì thế tăng trong chốc lát, nhưng ngay sau đó giật xuống dưới tham chiếu nửa điểm. Dù vậy số lượng cổ phiếu tăng giá trên sàn HOSE vẫn chiếm quá bán, nếu tính cả khởi đầu (trước ATO) thì có thể coi là khá tích cực.

VN-Index giảm sau ATO chưa đến 1 phút, nhưng sàn HOSE vẫn có hơn 50% số cổ phiếu tăng giá, đặc biệt là ở 2 dòng midcap và smallcap. Ở nhóm largecap, dù số cổ phiếu tăng giá chiếm quá bán, nhưng số giảm giá cũng không ít. Đặc biệt, mức tăng hay giảm giá ở cả 2 nhóm này cũng thấp, hầu hết dưới 1%. Tăng khá nhất chỉ có SHB, REE, PLX… còn phía giảm “sâu” nhất có BID, VRE hay BCM.

Ở góc độ nhóm ngành trên sàn HOSE, nhìn chung các nhóm lớn vẫn chiếm đa số sắc xanh, bao gồm cả ngân hàng, dầu khí, BĐS, xây dựng, bán lẻ, điện… Ở các nhóm nhỏ hơn, nổi bật nhất có nhựa & cao su, VLXD, bảo hiểm, hóa chất và nông dược…

Chỉ số HNX-Index sớm tăng khi giao dịch trước HOSE 15 phút, và giữ được sắc xanh qua ATO. Trên nhóm largecap sàn này, hầu như không có mã nào giảm giá, hầu hết đứng hoặc tăng giá, trong đó có mấy cái tên nổi trội như NTP hay IDC. Tuy vậy tổng số cổ phiếu tăng giá sàn này chỉ đạt gần 60 mã, dù nhiều hơn số giảm giá. Nói cách khác, hơn 200 mã còn lại trên sàn HNX đứng giá hoặc vẫn chưa có khớp lệnh.

Ngược lại HNX-Index, chỉ số UPCoM-Index lại sớm đỏ, dù VNZ chưa có “tham chiến”. trên nhóm largecap sàn này, điều luôn bất thường là số cổ phiếu tăng giá có vẻ nhiều hơn số giảm giá, trong đó tăng khá có SNZ, SIP, VGT, MSR, VGI… ở phía giảm giá, chỉ có vài nơi đáng chú ý như ACV, MCH, QNS… với mức giảm khá thấp. có lẽ chỉ số sàn UPCoM chịu ảnh hưởng từ nhóm midcap nhiều hơn.

Nhóm VN30 sớm có diễn biến hết sức tích cực ngay đầu phiên. Trước khi khớp ATO, có thời điểm số cổ phiếu dự kiến tăng giá đạt con số 20 mã, trong khi chỉ 1 giảm giá là VCB. VJC là cổ phiếu tăng giá tốt nhất nhóm này, tiếp theo là MSN, GAS… và hàng loạt cổ phiếu ngân hàng. Tuy nhiên đến thời điểm ATO, chỉ còn có chừng 12 mã tăng giá, trong khi số giảm giá tăng lên 6. VCB vẫn giảm 1%, nhưng có thêm 1 số mã cùng màu khác như VNM, BID, BCM… và đặc biệt nhất là VJC.

VCB dự kiến giảm 1% trước khi khớp ATO, và gần như mã ngân hàng duy nhất trên HOSE có khởi đầu hơi ảm đạm. Đến thời điểm ATO, VCB vẫn giảm 1%, nhưng sau đó có thêm BID, HDB, VIB… cùng giảm giá. Ở nhóm ngân hàng tăng giá trên sàn HOSE, dù nhiều hơn số giảm giá, nhưng mức tăng bình quân thấp, đa số dưới 1%, ngoại trừ SHB tăng trên 1.3%.

Hoàng Nam

FILI

Các tin tức khác

>   Vietstock Daily 27/04/2023: Hồi phục nhẹ (26/04/2023)

>   Thị trường chứng quyền 27/04/2023: Nhịp điều chỉnh đã kết thúc? (26/04/2023)

>   Chứng khoán phái sinh Ngày 27/04/2023: Phe Long lên tiếng (26/04/2023)

>   Nhịp đập Thị trường 26/04: Nhiều ngành quay đầu, VN-Index chốt phiên tăng nhẹ (26/04/2023)

>   Chứng khoán phái sinh Ngày 26/04/2023: Phe Long thất thủ (25/04/2023)

>   Chứng khoán phái sinh Ngày 26/04/2023: Phe Long thất thủ (25/04/2023)

>   Thị trường chứng quyền 26/04/2023: Sắc xanh chỉ xuất hiện cục bộ (25/04/2023)

>   Vietstock Daily 26/04/2023: Áp lực bán gia tăng sau Death Cross (25/04/2023)

>   Nhịp đập Thị trường 25/04: VN-Index giảm phiên thứ 3 liên tiếp (25/04/2023)

>   Vietstock Daily 25/04/2023: Death Cross xuất hiện (24/04/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật