Thứ Bảy, 29/04/2023 16:17

Không còn ghi nhận khoản phí trả trước, VPBank kinh doanh ra sao?

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2023 vừa công bố, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, HOSE: VPB) báo lãi trước thuế gần 2,550 tỷ đồng, giảm 77% so với cùng kỳ năm trước, do giảm thu nhập khác và tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng.

Trong quý đầu năm, thu nhập lãi thuần của VPBank đạt gần 9,534 tỷ đồng, giảm 4% so với cùng kỳ.

Lãi từ hoạt động dịch vụ tăng 34%, đạt hơn 1,668 tỷ đồng, nhờ tăng thu từ dịch vụ thanh toán, ngân quỹ và thu khác.

Mua bán chứng khoán kinh doanh thu được khoản lãi hơn 95 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ hơn 66 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư giảm 82%, chỉ còn gần 31 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh ngoại hối lỗ gần 347 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ lỗ gần 83 tỷ đồng, do tăng chi phí từ kinh doanh ngoại tệ giao ngay và chi công cụ tài chính phái sinh tiền tệ.

Đáng chú ý, lãi từ hoạt động khác giảm đến 81%, chỉ còn hơn 1,377 tỷ đồng, do cùng kỳ ghi nhận khoản thu khác hơn 5,593 tỷ đồng, trong khi kỳ này chỉ hơn 60 tỷ đồng.

Nhìn lại quý 1/2022, Ngân hàng ghi nhận khoản lãi từ hoạt động khác hơn 7,110 tỷ đồng nhờ khoản phí hỗ trợ từ thỏa thuận hợp tác độc quyền phân phối bảo hiểm giữa VPBank và Công ty Bảo hiểm Nhân thọ AIA Việt Nam. Khoản phí trả trước này giúp VPBank thu được lãi trước thuế gấp gần 3 lần cùng kỳ năm 2021.

Trở lại BCTC quý 1 năm nay, chi phí hoạt động tăng 14%, chi ra gần 3,423 tỷ đồng, do tăng chi phí cho nhân viên. Kết quả, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm 42%, chỉ còn gần 8,936 tỷ đồng.

Trong quý, Ngân hàng trích hơn 6,386 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng, tăng 55%, do đó VPBank chỉ thu được gần 2,550 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm đến 77% so với cùng kỳ năm trước.

Tính riêng trên ngân hàng mẹ, VPBank lãi trước thuế hơn 4,116 tỷ đồng, giảm 61% so với cùng kỳ năm trước.

Nếu so với kế hoạch 24,003 tỷ đồng lãi trước thuế đề ra cho cả năm 2023, VPBank mới thực hiện được 11% mục tiêu sau quý đầu năm.

Kết quả kinh doanh quý 1/2023 của VPB. Đvt: Tỷ đồng

Tính đến cuối quý 1, quy mô tổng tài sản Ngân hàng tăng trưởng 7% so với đầu năm, lên mức 677,624 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi tại các TCTD khác tăng 55% (63,083 tỷ đồng), cho vay khách hàng tăng 6% (463,469 tỷ đồng).

Về nguồn vốn, tiền gửi khách hàng tăng 9% (331,184 tỷ đồng), tiền gửi của các TCTD khác tăng 19% (60,937 tỷ đồng), giấy tờ có giá tăng 29% (82,485 tỷ đồng).

Một số chỉ tiêu tài chính của VPB tính đến 31/03/2023. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance

Tổng nợ xấu tính đến 31/03/2023 tăng 15% so với đầu năm, ghi nhận gần 28,939 tỷ đồng. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn tăng mạnh nhất. Kết quả đẩy tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ 5.73% đầu năm lên 6.24%.

Chất lượng nợ vay của VPB tính đến 31/03/2023. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance

Tính riêng trên ngân hàng mẹ, tỷ lệ nợ xấu tăng từ 2.8% lên 3.42%.

Hàn Đông

FILI

Các tin tức khác

>   PND: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 (29/04/2023)

>   VCE: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 (29/04/2023)

>   Thế giới Di động “bốc hơi” gần hết lãi trong quý 1/2023, ảm đạm nhất trong 10 năm qua (29/04/2023)

>   Vietnam Airlines có lãi trước thuế trong quý 1 (29/04/2023)

>   ONW: Thay đổi giấy đăng ký kinh doanh (29/04/2023)

>   QNS: Thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh - Xí nghiệp Cơ giới nông nghiệp An Khê (29/04/2023)

>   TCW: Báo cáo thường niên 2022 (29/04/2023)

>   PHS: Báo cáo tài chính Quý 1/2023 đã được soát xét (29/04/2023)

>   CMM: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (29/04/2023)

>   NAB: Nghị quyết Hội đồng quản trị thông qua kế hoạch niêm yết cổ phiếu tại Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (29/04/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật