Thứ Bảy, 29/04/2023 00:51

Vietnam Airlines có lãi trước thuế trong quý 1

Bức tranh kinh doanh của hãng hàng không quốc gia đã có sự cải thiện đáng kể, với lãi trước thuế dương trở lại trong quý 1. Tuy vậy, áp lực tài chính vẫn còn rất lớn.

Trong 3 tháng đầu năm, Tổng công ty Hàng không Việt Nam – CTCP (Vietnam Airlines, HOSE: HVN) ghi nhận doanh thu thuần gần 23.5 ngàn tỷ đồng, tăng 102% so với cùng kỳ và là mức cao nhất kể từ đầu năm 2020.

Lợi nhuận gộp ở mức 1,959 tỷ đồng, cao hơn cả quý 4/2019 - tức giai đoạn trước dịch. Biên lãi gộp của hãng hàng không quốc gia ở mức 8.3% trong quý 1.

Lãi gộp hàng quý của Vietnam Airlines từ năm 2019

Trong kỳ, các khoản chi phí của Vietnam Airlines đều tăng mạnh, trong đó chi phí tài chính tăng 46%, chi phí bán hàng vọt 187% và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 23%.

Sau khi trừ các khoản chi phí, hãng hàng không quốc gia đã có lãi trước thuế 19 tỷ đồng, nhưng vẫn lỗ ròng 104 tỷ đồng trong quý 1/2023, đánh dấu 13 quý lỗ ròng liên tiếp. Dù vậy, đây là kết quả khả quan nhất kể từ khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện.

Kết quả kinh doanh của Vietnam Airlines trong quý 1

Đvt: Tỷ đồng

Theo giải trình từ Vietnam Airlines, kết quả khả quan hơn đến từ việc doanh thu cung cấp dịch vụ tăng 116% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu nội địa tăng 76.5%, quốc tế tăng 618.5% do thị trường phục hồi mạnh.

Hãng hàng không này cũng cho biết đã khôi phục lại toàn bộ mạng bay nội địa và khai thác trở lại 90% số đường bay quốc tế so với thời điểm trước dịch.

Áp lực khổng lồ trong ngắn hạn

Cuối quý 1/2023, hãng hàng không quốc gia nắm giữ hơn 3.9 ngàn tỷ đồng tiền mặt, tăng nhẹ so với đầu năm. Khoản phải thu của khách hàng duy trì ở mức 4.7 ngàn tỷ đồng, còn hàng tồn kho ở mức 3.4 ngàn tỷ đồng.

Ở bên đối ứng, nợ ngắn hạn lên tới gần 55 ngàn tỷ đồng, tăng hơn 1.5 ngàn tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn ở mức 13.7 ngàn tỷ đồng. Điều này cho thấy Vietnam Airlines vẫn đang đối mặt với áp lực lớn về thanh khoản trong ngắn hạn.

Vẫn chưa công bố báo cáo tài chính kiểm toán

Đến thời điểm này, hãng hàng không quốc gia vẫn chưa công bố báo cáo kiểm toán năm 2022 dù Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) không cho phép hoãn công bố báo cáo. Cũng vì lý do này, HOSE quyết định đưa cổ phiếu HVN vào diện cảnh báo từ ngày 25/04. 

BCTC kiểm toán năm 2022 sẽ quyết định khả năng bị hủy niêm yết của cổ phiếu HVN. Trong BCTC năm 2022 tự lập, Vietnam Airlines ghi nhận lỗ ròng 10.4 ngàn tỷ đồng, đánh dấu ba năm lỗ liên tiếp. Đồng thời, vốn chủ sở hữu tại cuối năm 2022 âm 10 ngàn tỷ đồng.

Nếu BCTC kiểm toán cho thấy Vietnam Airlines vẫn lỗ trong năm 2022 và vốn chủ tiếp tục âm, cổ phiếu HVN có thể bị hủy niêm yết. Trước đó, HOSE cũng đã lưu ý về khả năng hủy niêm yết của cổ phiếu HVN.

Vũ Hạo

FILI

Các tin tức khác

>   ONW: Thay đổi giấy đăng ký kinh doanh (29/04/2023)

>   QNS: Thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh - Xí nghiệp Cơ giới nông nghiệp An Khê (29/04/2023)

>   TCW: Báo cáo thường niên 2022 (29/04/2023)

>   PHS: Báo cáo tài chính Quý 1/2023 đã được soát xét (29/04/2023)

>   CMM: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (29/04/2023)

>   NAB: Nghị quyết Hội đồng quản trị thông qua kế hoạch niêm yết cổ phiếu tại Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (29/04/2023)

>   PMW: Nghị quyết Hội đồng quản trị thông qua kết quả chào bán cổ phiếu riêng lẻ (28/04/2023)

>   TVP: Nghị quyết Hội đồng quản trị (28/04/2023)

>   QTP: Quyết định Hội đồng quản trị về kế hoạch tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 (28/04/2023)

>   VNH: Thông báo Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 không đủ điều kiện tổ chức lần 2 và thông báo họp lần 3 (28/04/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật