Thứ Ba, 11/04/2023 20:00

Đâu là 3 rủi ro lớn đang đè nặng ngành ngân hàng Mỹ?

Đã 1 tháng trôi qua kể từ khi Silicon Valley Bank sụp đổ và gây chấn động trên thị trường tài chính toàn cầu. Đến nay, tâm lý nhà đầu tư đã ổn định phần nào nhờ các động thái hỗ trợ quyết liệt từ các cơ quan chức trách, nhưng rủi ro vẫn chưa biến mất.

“Cảnh báo đèn đỏ đã chuyển sang đèn vàng”, Mike Mayo, Chuyên viên phân tích tại Wells Fargo, cho biết. “Tôi nghĩ đây là lúc phải cực kỳ cảnh giác với những yếu tố có thể làm suy giảm niềm tin”.

Các cơ quan điều hành lẫn nhà đầu tư đều đang cảnh giác cao độ sau sự sụp đổ của SVB.

Khi được hỏi về những rủi ro mà ngành ngân hàng đang đối mặt, phần lớn các chuyên gia chỉ tới 3 yếu tố có thể gây ra rủi ro hệ thống: Đó là bất động sản thương mại, khoản lỗ chưa thực hiện và các ngân hàng ngầm (shadow banks).

Hệ quả của kỷ nguyên làm việc tại nhà

Bất động sản thương mại – bao gồm văn phòng, căn hộ, nhà kho và trung tâm thương mại – gần đây chịu nhiều áp lực trong bối cảnh lãi suất tăng mạnh. Theo Rich Hill, Trưởng bộ phận chiến lược bất động sản tại Cohen & Steers, định giá của bất động sản thương mại có thể giảm 20%-25% trong năm 2023. Với phân khúc văn phòng, mức giảm còn có thể mạnh hơn 30%.

Bất động sản văn phòng hiện đang chịu nhiều áp lực. Tỷ lệ lấp đầy trung bình ở các văn phòng tại Mỹ vẫn thấp hơn 50% so với mức đỉnh tháng 3/2020, theo dữ liệu từ Kastle.

Khoảng 270 tỷ USD khoản nợ bất động sản thương mại ở các ngân hàng sẽ đến hạn trong năm 2023. Gần 1/3 khoản này (80 tỷ USD) nằm ở phân khúc bất động sản văn phòng.

Tín hiệu căng thẳng ngày càng tăng. Với khoản thế chấp văn phòng thương mại, tỷ lệ người trả nợ trả hạn ngày càng tăng, theo công ty dữ liệu Trepp. Một doanh nghiệp thuộc công ty quản lý tài sản PIMCO gần đây cũng lâm vào tình trạng vỡ nợ.

Đây có thể là rắc rối tiềm tàng cho các ngân hàng khi xét tới tỷ lệ cho vay đáng kể của họ với lĩnh vực này. Goldman Sachs ước tính 55% khoản vay mua bất động sản văn phòng tại Mỹ nằm trong bảng cân đối kế toán của các ngân hàng. Các ngân hàng địa phương và cộng đồng – vốn đã chịu áp lực từ sự sụp đổ của Silicon Valley Bank và Signature Bank – chiếm 23% các khoản vay này.

“Tôi cảm thấy lo ngại hơn so với trước đây”, Matt Anderson, Giám đốc tại Trepp, nhận định.

Các khoản lỗ trên giấy

Trở lại thời điểm lãi suất gần bằng 0, các ngân hàng Mỹ gom rất nhiều trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn dài và chứng khoán đảm bảo bằng khoản thế chấp (MBS).

Tuy nhiên, khi Fed và các ngân hàng trung ương khác nâng lãi suất quyết liệt, giá trị của các loại chứng khoán này giảm mạnh.

Kết quả là các ngân hàng Mỹ ghi nhận khoảng 620 tỷ USD khoản lỗ chưa thực hiện từ trái phiếu và MBS trên bảng cân đối kế toán. Nếu bị kẹt thanh khoản, họ có thể buộc phải bán lỗ như trường hợp của SVB. Theo các chuyên gia, 620 tỷ USD là một ước tính khá thận trọng.

Ngân hàng ngầm

Ngân hàng ngầm ý muốn nói tới các định chế tài chính cho vay tiền (như ngân hàng), nhưng không nhận tiền gửi từ khách hàng.

Với các định chế thuộc ngân hàng ngầm, họ không chịu các quy định nghiêm ngặt như các ngân hàng, điều này có nghĩa họ có thể chấp nhận rủi ro nhiều hơn. Tuy nhiên, họ có thể không nhận được sự hỗ trợ từ Chính phủ nếu khủng hoảng xảy ra.

Đây là lúc để ngân hàng củng cố lại niềm tin

Theo CNN, sự sụp đổ của SVB còn là lời nhắc nhở rằng các ngân hàng là tổ chức vận hành nhiều mảng khác nhau và rất to lớn, do con người điều hành và phục vụ những con người khác. Không ai trong số họ hoàn toàn lý trí. Điều này nghe vẻ đơn giản, nhưng lại phù hợp với một ngành phụ thuộc nhiều vào niềm tin như ngân hàng.

“Đây không phải là ngành không có khuyết điểm”, Mayo cho biết. “Đây là ngành công nghiệp cố gắng giảm thiểu thiệt hại từ những sai lầm giống như các ngành công nghiệp khác. Thực tế là sẽ có sai lầm thôi. Đây là lúc các ngân hàng có thể củng cố lại tài sản quan trọng nhất của họ, đó là niềm tin”.

Vũ Hạo (Theo CNN)

FILI

Các tin tức khác

>   Các ngân hàng Trung Quốc loay hoay gỡ nợ xấu (11/04/2023)

>   Vàng thế giới giảm hơn 1% và rớt mốc 2,000 USD/oz (11/04/2023)

>   Dầu quay đầu giảm sau 3 tuần tăng liên tiếp (11/04/2023)

>   Bằng cách nào các ngân hàng Trung Quốc giữ nguyên tỷ lệ nợ xấu bất chấp khủng hoảng bất động sản? (10/04/2023)

>   Tiền đổ vào châu Á sau loạt khủng hoảng ngân hàng ở Mỹ (10/04/2023)

>   Chuyên gia: Vai trò của đồng USD sẽ giảm xuống trong 10 năm tới (10/04/2023)

>   Chu kỳ tăng lãi suất có thể kết thúc vì hoạt động cho vay trì trệ (09/04/2023)

>   Ngân hàng Mỹ siết cho vay sau vụ sụp đổ của SVB (08/04/2023)

>   IMF: Kinh tế toàn cầu có thể tăng trưởng yếu trong 5 năm tới (07/04/2023)

>   CEO JPMorgan: Khủng hoảng ngân hàng làm tăng khả năng suy thoái (07/04/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật