Thứ Ba, 07/03/2023 15:00

SSI Research: Dòng tiền từ nhóm quỹ chủ động vẫn là yếu tố hỗ trợ cho giao dịch mua ròng của khối ngoại

Báo cáo Chiến lược thị trường tháng 3/2023 từ SSI Research đánh giá định giá của thị trường vẫn là yếu tố thu hút nhóm quỹ đầu tư dài hạn và đây cũng là những quỹ có dòng tiền giải ngân khá mạnh trong thời gian qua. Theo đó, dòng tiền từ nhóm quỹ chủ động vẫn là yếu tố hỗ trợ chính cho giao dịch mua ròng của khối ngoại.

Trong báo cáo, SSI Research cho biết TTCK Việt Nam giảm trọn vẹn 7.8% trong tháng 2 do lo ngại từ 2 rủi ro chính gồm rủi ro thanh khoản trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, tiêu điểm ở một số công ty bất động sản và kỳ vọng Fed vẫn tăng lãi suất 25 điểm cơ bản trong cuộc họp chính sách tháng 3, tuy nhiên thị trường cũng điều chỉnh tăng xác suất Fed nâng 50 điểm cơ bản.

Dòng vốn từ quỹ ETF và quỹ chủ động ngược chiều

Tại TTCK Việt Nam, dòng vốn ETF đã đảo chiều rút ròng vào cuối tháng 2. Sau 3 tháng bùng nổ (kể từ tháng 10/2022), dòng vốn ETF bắt đầu cho dấu hiệu chậm lại rõ rệt. Đầu tiên là quỹ Fubon ngừng ghi nhận vào ròng kể từ đầu tháng 1 do chạm hạn mức quy định từ Sở Giao dịch Chứng khoán Đài Loan (TWSE) và sau đó dòng vốn từ nhóm quỹ nội và nhóm quỹ ngoại từ Âu-Mỹ cũng lần lượt yếu dần trong tháng 2.

SSI Research lưu ý, các quỹ nội còn ghi nhận dòng tiền rút ra trong tuần cuối tháng. Tính riêng trong tháng 2, chỉ có duy nhất quỹ DB FTSE vẫn ghi nhận dòng tiền tích cực (dương 438 tỷ đồng). Một số quỹ vẫn ghi nhận dòng tiền dương nhưng giảm đáng kể như VanEck (dương 87 tỷ), VNDiamond (dương 17 tỷ), VFM VN30 (dương 6 tỷ), trong khi các quỹ KIM VN30SSIAM VNX50 bị rút nhẹ trong tháng 2. Như vậy, tổng dòng vốn ETF vào Việt Nam trong tháng 2 chỉ đạt 500 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với 4 tháng trước đó.

Tính từ đầu năm, tổng dòng vốn ETF đạt 4,753 tỷ đồng, với đóng góp chủ yếu từ VanEck (tăng 2,092 tỷ đồng) và DB FTSE (tăng 1,032 tỷ đồng).

Ở phía dòng vốn các quỹ chủ động, quán tính dòng tiền vào ròng vẫn tiếp tục được duy trì. Tổng giá trị vào ròng trong tháng ghi nhận là 1,670 tỷ đồng, không có nhiều khác biệt so với tháng 1, tuy nhiên tập trung chủ yếu vào nửa đầu tháng 2 và tốc độ giải ngân đã chậm lại rõ rệt về cuối tháng. Về các nhóm quỹ, các nhóm quỹ từ khu vực Nhật Bản và Châu Âu chiếm áp đảo dòng tiền quỹ chủ động trong tháng 2.

Trên sàn, khối ngoại đảo chiều bán ròng nhẹ 263 tỷ đồng và tập trung vào nửa cuối tháng. Việc khối ngoại bán ròng trong tháng 2 trong khi dòng tiền từ các quỹ ETF và quỹ chủ động vào ròng cho thấy động thái tái cơ cấu lại danh mục của các quỹ và có thể là nâng tỷ trọng nắm giữ tiền mặt, trong bối cảnh các sự kiện liên quan đến thị trường TPDN phức tạp hơn.

SSI Research cho biết, khối ngoại đã đẩy mạnh bán ròng vào nửa cuối tháng 2 và tập trung vào nhóm bất động sản. Các nhóm ngành mang tính chu kỳ như tài chính - ngân hàng và nguyên vật liệu, tuy vẫn được mua ròng trong tháng nhưng có dấu hiệu bán ròng khá mạnh trong nửa cuối tháng; đây là các nhóm được mua ròng nhiều trong giai đoạn trước.

Giao dịch khối ngoại ở các nước trong khu vực có sự phân hóa giữa khối nước sản xuất và du lịch/dịch vụ (triệu USD)

Như vậy, xu hướng dòng vốn trong tháng 2 vào TTCK Việt Nam có sự phân hóa giữa nửa đầu tháng và nửa cuối tháng, khi rủi ro thanh khoản trên thị trường TPDN (và nguy cơ lan rộng ra hệ thống ngân hàng) xuất hiện. Tuy nhiên, động thái gần đây của Chính phủ, bao gồm việc ban hành Nghị định 08/2023 sửa đổi Nghị định 65/2022 và Nghị định 153/2020 về phát hành TPDN riêng lẻ) sẽ là yếu tố giúp ổn định tâm lý và thu hút dòng tiền quay trở lại thị trường.

Dòng tiền từ quỹ chủ động hỗ trợ giao dịch mua ròng của khối ngoại

Về triển vọng trong tháng 3, SSI Research đánh giá có một số yếu tố tích cực đến từ dòng vốn của quỹ ETF. Quỹ VanEck sẽ cơ cấu lại danh mục đầu tư với 100% cổ phiếu Việt Nam, tương đương dòng vốn tăng 68 triệu USD. Bên cạnh đó, Sở Giao dịch Chứng khoán Đài Loan chấp thuận việc tăng hạn mức đầu tư cho quỹ Fubon ETF Việt Nam, ước tính dòng vốn tối đa vào ròng khoảng 4,500 tỷ đồng.

Nhưng dòng tiền ETF mang đặc tính của nhà đầu tư cá nhân nên việc rút hoặc vào ròng sẽ có biến động khó đoán hơn như trong tháng 2. SSI Research ghi nhận có một lượng dòng vốn đã rút ra từ nhóm nhà đầu tư Thái Lan.

Đối với nhóm quỹ chủ động, định giá của thị trường vẫn là yếu tố thu hút nhóm quỹ đầu tư dài hạn và đây cũng là những quỹ có dòng tiền giải ngân khá mạnh trong thời gian qua. Dòng tiền từ nhóm quỹ chủ động vẫn là yếu tố hỗ trợ chính cho giao dịch mua ròng của khối ngoại.

Kha Nguyễn

FILI

Các tin tức khác

>   VDSC: 290 ngàn tỷ đồng trái phiếu đáo hạn năm 2023, bất động sản chiếm một nửa (07/03/2023)

>   Ông Lê Văn Hà (Yuanta): Giao dịch trong thị trường đi ngang cần quyết đoán và kỷ luật (08/03/2023)

>   HSBC: Đầu tư FDI tích cực sẽ nhanh chóng đưa Việt Nam lên thị trường mới nổi (07/03/2023)

>   Góc nhìn 07/03: Tiếp tục đi ngang? (06/03/2023)

>   Chứng khoán tháng 3 chưa thể hồi phục? (06/03/2023)

>   BSC: VN-Index quay lại vùng trên 1,050 điểm trong kịch bản tích cực (06/03/2023)

>   Triển vọng nào cho cổ phiếu PLX, QTP và C4G? (06/03/2023)

>   Mirae Asset: Thị trường sẽ có nhịp phục hồi trong ngắn hạn (06/03/2023)

>   Góc nhìn tuần 06 - 10/03: Chưa có dấu hiệu tạo điểm cân bằng (05/03/2023)

>   Maybank: Tăng trưởng GDP Việt Nam quý 1/2023 dự kiến đạt 4.8% (03/03/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật