Thứ Tư, 08/03/2023 11:00

Sóng hồi trên thị trường chứng khoán?

Nghị định 08/2023/NĐ-CP, mặt bằng lãi suất giảm, room tín dụng được mở, có thể kích hoạt một đợt tăng mang yếu tố kỹ thuật trên thị trường chứng khoán?

Rất nhanh sau các cuộc hội thảo trực tiếp với các doanh nghiệp bất động sản do Thủ tướng đích thân chủ trì, Nghị định 08/2023/ND-CP đã được ban hành.

Các tổ chức phát hành, đặc biệt doanh nghiệp bất động sản có thể nhanh chóng nhìn thấy những lợi ích mà ba điểm chính Nghị định 08 sẽ mang lại.

Biện pháp thứ nhất hợp thức hoá việc một số doanh nghiệp bất động sản có thể thanh toán trái phiếu đến hạn bằng tài sản bất động sản.

Thứ hai là kéo dài, giãn nợ, giúp doanh nghiệp phát hành có cơ sơ pháp luật để điều đình với các trái chủ trong trường hợp trái chủ không chấp nhận thanh toán bằng tài sản khác hoặc doanh nghiệp không có tài sản khác để thanh toán.

Và biện pháp thứ ba sẽ giúp không làm đứt đoạn, trên lý thuyết, dòng tiền của các trái chủ đổ vào trái phiếu doanh nghiệp.

Đây là những biện pháp mang tính cấp thời, xử lý tình huống mà các doanh nghiệp đang rất cần như một làn gió mát và phần nào chứng tỏ được động thái quan tâm, muốn giải cứu thị trường của Chính phủ. Nghị định ra đời có ý nghĩa rất lớn tới các doanh nghiệp bất động sản và cả các trái chủ tại thời điểm hiện tại.

Không chỉ thế, với động thái bộc lộ sự quan tâm sâu sắc tới quá trình giải cứu, phá băng thị trường bất động sản, các doanh nghiệp bất động sản có thể sẽ dễ thở hơn trong các quý còn lại 2023. Gói cứu trợ 120,000 tỷ đồng dẫu chỉ như một nhát búa nhỏ gõ vào tảng băng khổng lồ bất động sản tuy nhiên nó bộc lộ ý chí không để bất động sản sa lầy. Cũng như chú trọng đến mảng bất động sản giá thấp, có nhu cầu thực tế hơn các phân khúc khác.

Mặc dù các động thái này chưa thể ngay lập tức phá băng thị trường bất động sản. Tuy nhiên giá cổ phiếu bất động sản có thể chạy trước đón đầu thị trường thực từ 3-6 tháng. Dựa trên một mức nền giá khá thấp đã giảm rất sâu trong thời gian qua, có thể hy vọng vào một đợt tăng giá của cổ phiếu bất động sản, trước khi thị trường bất động sản rã băng thực sự. 

Nếu dòng tiền bất động sản được giải cứu, điều này sẽ có tác động tốt tới không chỉ mảng bất động sản mà còn tác dụng giải cứu một phần mảng nợ xấu ngân hàng được dự báo sẽ khá khó khăn trong năm 2023.

Con số tuyệt đối dư nợ xấu tại thời điểm cuối năm 2022 của ngành ngân hàng đã tăng đến lên trên 136,400 tỷ đồng (tăng 35% so với hồi đầu năm.) Có 13/27 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu tăng lên, 11/27 ngân hàng giảm xuống. Tỷ lệ nợ xấu trung bình năm 2022 của 27 ngân hàng đã tăng gần 0.7 điểm % so với cùng kỳ năm 2021.

Cấp room tín dụng, lãi suất có dấu hiệu giảm, thị trường chứng khoán sẽ có lợi?

Mới đây ngân hàng nhà nước vừa cấp room tín dụng năm 2023 cho 8 tổ chức tín dụng, dao động từ 9% - 13.5%: HDBank được cấp room là 11% (năm 2022 là 15%), ACB là 9.8% (năm 2022 là 10%), VIB là 9.5% (năm trước là 10%), MSB là 13.5% (năm 2022 là 9.5%), TPBank là 9.1% (năm 2022 là 11.5%), VPBank và MB cùng ở tỷ lệ là 9% (năm trước là 15%), BIDV là 9.5% (năm trước là 13,5%).

Đồng thời vào ngày 6/3 một loạt các ngân hàng đã giảm lãi suất huy động. Mức 12 tháng chỉ còn 2 ngân hàng huy động mức 9.5% là SCB và KienLongBank. Trong khi có tới 8 ngân hàng niêm yết mức huy động từ 8% trở xuống: Sacombank ở mức 8%; PGBank: 8%; MB: 7.9%; Agribank: 7.4%; Vietcombank: 7.4%; Vietinbank: 7.4%; BIDV: 7.4%.

Để dòng tiền từ ngân hàng đang có dấu hiệu dư thừa chảy vào nền kinh tế, việc giảm lãi suất đầu vào tiến tới giảm lãi suất đầu ra là yếu tố tiên quyết trong tình hình hiện nay. Thực tế tăng trưởng tín dụng hai tháng đầu năm chỉ là 1.1% so với 2.7% cùng kỳ năm trước.

Lãi suất tiếp tục giảm cũng như room sớm được mở có thể đem tới cho thị trường chứng khoán những điều tích cực. Theo đó, dòng tiền có xu hướng rời khỏi ngân hàng và chảy vào các kênh đầu tư có tính rủi ro cao hơn như chứng khoán, bất động sản. Về phía doanh nghiệp cũng dễ hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn với chi phí vay thấp hơn.

Với việc bất động sản có dấu hiệu được quan tâm giải cứu, room tín dụng được mở (mặc dù thấp hơn so với năm trước), lãi suất ngân hàng có dấu hiệu giảm, có lẽ chứng khoán Việt Nam đứng trước cơ hội nhiều hơn thách thức. Tuy nhiên là một nước hội nhập khá sâu vào kinh tế toàn cầu, kinh tế Việt Nam cũng như chứng khoán nói riêng vẫn chịu ảnh hưởng rất lớn của nền kinh tế thế giới vốn còn nhiều bất ổn.

Trần Vương

FILI

Các tin tức khác

>   Nhịp đập Thị trường 08/03: Thanh khoản cải thiện, VN-Index nối lại nhịp phục hồi (08/03/2023)

>   PXM: Quyết định về việc duy trì diện hạn chế giao dịch (08/03/2023)

>   PXM: Thông báo về trạng thái chứng khoán (08/03/2023)

>   FUESSV50: Thông báo về danh mục chứng khoán cơ cấu hoán đổi ngày 08/03/2023 (08/03/2023)

>   FUESSV30: Thông báo về danh mục chứng khoán cơ cấu hoán đổi ngày 08/03/2023 (08/03/2023)

>   FUESSVFL: Thông báo về danh mục chứng khoán cơ cấu hoán đổi ngày 08/03/2023 (08/03/2023)

>   VHC - Mua khi giá xuống dưới mức 50,600 đồng (14/03/2023)

>   E1VFVN30: Thông báo về danh mục chứng khoán cơ cấu hoán đổi ngày 08/03/2023 (08/03/2023)

>   FUEKIVFS: Thông báo về danh mục chứng khoán cơ cấu hoán đổi ngày 08/03/2023 (08/03/2023)

>   FUEKIV30: Thông báo về danh mục chứng khoán cơ cấu hoán đổi ngày 08/03/2023 (08/03/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật