Thứ Sáu, 24/03/2023 10:06

Janet Yellen: Bộ Tài chính Mỹ sẵn sàng hỗ trợ khẩn cấp với nhóm ngân hàng địa phương

Ngày 23/03, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết Mỹ có thể áp dụng lại các động thái khẩn cấp liên bang đã dùng để hỗ trợ các khách hàng gửi tiền ở Silicon Valley Bank (SVB) và Signature Bank.

“Chúng tôi đã dùng các công cụ quan trọng để nhanh chóng ngăn chặn sự lây lan. Và chúng tôi có thể sử dụng lại các công cụ này”, bà Yellen cho biết trong bài phát biểu viết sẵn cho buổi điều trần. “Chúng tôi đã thực hiện các động thái mạnh mẽ để đảm bảo an toàn cho tiền gửi của người dân Mỹ. Chắc chắn, chúng tôi sẵn lòng đưa ra thêm động thái nếu cần thiết”.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen

Phiên điều trần của bà Yellen diễn ra khi thị trường tỏ ra lo ngại về tình trạng rút tiền gửi ra khỏi các ngân hàng địa phương quy mô vừa và nhỏ sau sự sụp đổ của SVB. Nhiều người lo ngại liệu Chính phủ có sẵn lòng hỗ trợ các ngân hàng này nếu xảy ra tình huống rút tiền hàng loạt hay không.

Ở Washington, bà Yellen hứng chịu nhiều chỉ trích từ các nhà làm luật. Họ cho rằng quyết định đảm bảo tiền gửi ở SVB và Signature Bank giống như một phần thưởng cho các ngân hàng lớn đã hành động quá liều lĩnh.

Trong khi đó, các nhà làm luật cho biết các ngân hàng nhỏ hơn bị rút tiền gửi đột ngột (do công chúng hoảng loạn về các ngân hàng lớn) mà không có sự hỗ trợ đặc biệt nào.

Cổ phiếu của nhóm ngân hàng địa phương giảm mạnh trong ngày 22/03, một phần vì các nhận định của bà Yellen trong buổi điều trần trước Thượng viện Mỹ vào chiều hôm đó. Tại buổi điều trần, bà cho biết Bộ Tài chính Mỹ chưa cân nhắc kế hoạch đảm bảo cho tất cả tiền gửi ở ngân hàng Mỹ mà chưa có sự đồng thuận của Quốc hội.

Các nhận định của bà Yellen trong ngày 23/03 dường như cho thấy sự thay đổi một phần nào đó. Điều này để ngỏ khả năng Bộ Tài chính Mỹ có thể động thái khẩn cấp trong tương lai để ngăn chặn lây lan và bảo vệ sự ổn định tài chính.

Tuần trước, bà Yellen cho biết lượng tiền gửi chưa có bảo hiểm chỉ có thể được hỗ trợ trong trường hợp “xảy ra rủi ro hệ thống và gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế và tài chính”.

Ngoài trường hợp ngoại lệ về rủi ro hệ thống, Bộ Tài chính Mỹ có ít quyền kiểm soát với bảo hiểm tiền gửi ở ngân hàng Mỹ, vì các giới hạn mà Quốc hội Mỹ đặt ra.

Mức bảo hiểm tiền gửi tối đa 250,000 USD được đặt ra trong năm 2010 như một phần của cuộc cải tổ tài chính Dodd-Frank. Quốc hội Mỹ cũng có thể tạm ngưng sử dụng giới hạn này, như những gì đã xảy ra trong năm 2020 – giai đoạn COVID-19 hoành hành.

Tuy nhiên, đến nay chỉ một vài Đảng viên Dân chủ cởi mở với ý tưởng nâng giới hạn bảo hiểm tiền gửi, trong khi một nhóm Đảng viên Cộng hòa ở Hạ viện đã phản đối ý tưởng này. Với Hạ viện do Đảng Cộng hòa chi phối, ý tưởng này sẽ khó được thông qua.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Tencent đổ tiền vào AI sau năm 2022 doanh thu giảm lần đầu tiên (24/03/2023)

>   GoTo tiếp tục lỗ lớn trong năm 2022 (24/03/2023)

>   Ván cược của Fed khi tiếp tục nâng lãi suất (23/03/2023)

>   NHTW Thụy Sỹ nâng lãi suất 50 điểm cơ bản bất chấp rắc rối ở Credit Suisse (23/03/2023)

>   Các đợt sa thải dần được bình thường hóa (23/03/2023)

>   Những điểm đáng chú ý trong cuộc họp báo của Chủ tịch Fed (23/03/2023)

>   Fed dự báo chỉ có thêm 1 đợt nâng lãi suất trong năm 2023 (23/03/2023)

>   Fed nâng lãi suất 25 điểm cơ bản, báo hiệu chu kỳ nâng lãi suất sắp kết thúc (23/03/2023)

>   Lạm phát Anh bất ngờ tăng 10.4%, ngắt mạch 3 tháng hạ nhiệt liên tiếp (22/03/2023)

>   LV, Gucci vạ lây vì khủng hoảng ngành ngân hàng (22/03/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật