Chủ Nhật, 19/03/2023 10:40

Đội ngũ Joe Biden tìm tới Warren Buffett để bàn cách ngăn chặn khủng hoảng

Những ngày gần đây, huyền thoại đầu tư Warren Buffett đã liên lạc với các quan chức cấp cao thuộc chính quyền Joe Biden trong bối cảnh khủng hoảng ngân hàng địa phương ngày càng leo thang.

Huyền thoại Warren Buffett

Đội ngũ của ông Biden đã nhiều lần trao đổi với huyền thoại Warren Buffett trong tuần qua, dựa trên nguồn tin thân cận. Những cuộc gọi xoay quanh việc ông Buffett đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng địa phương Mỹ theo một số cách. Tuy nhiên, vị tỷ phú này cũng đưa ra lời khuyên và hướng dẫn rộng hơn về cuộc khủng hoảng hiện tại.

Trước đây, ông Buffett từng nhiều lần nhảy vào hỗ trợ các ngân hàng trong cuộc khủng hoảng, dùng danh tiếng đầu tư và khả năng tài chính của bản thân để khôi phục niềm tin ở doanh nghiệp đang gặp khó khăn.

Hồi năm 2011, Bank of America nhận vốn từ Warren Buffett sau khi cổ phiếu rớt mạnh vì khoản lỗ liên quan tới các khoản thế chấp dưới chuẩn. Ông Buffett cũng cấp 5 tỷ USD cho Goldman Sachs trong năm 2008 để củng cố ngân hàng đầu tư này sau vụ sụp đổ của Lehman Brothers.

Đại diện của Berkshire Hathaway và Nhà Trắng chưa phản hồi về thông tin trên. Các quan chức tại Bộ Tài chính Mỹ từ chối trả lời.

Giới chức Mỹ đã đưa ra nhiều biện pháp bất thường để trấn an khách hàng vào cuối tuần trước, bao gồm cam kết thanh toán đầy đủ cho tất cả người gửi tiền vào Silicon Valley Bank (SVB) và Signature Bank. Cổ phiếu của các ngân hàng địa phương lại giảm trong tuần này vì nỗi lo khủng hoảng lây lan.

Quá lo ngại về tác động xấu về mặt chính trị, đội ngũ của ông Biden đã chuyển hướng sang các biện pháp hỗ trợ không sử dụng trực tiếp tiền của người đóng thuế, trong đó bao gồm cả động thái của Fed. Bất kỳ khoản đầu tư hay sự can thiệp nào từ ông Buffett hoặc những nhân vật nổi tiếng khác cũng sẽ tuân theo chiến lược đó: Ngăn chặn khủng hoảng mà không giải cứu trực tiếp.

Những động thái hỗ trợ cho ngân hàng

Tuần này, NHTW Mỹ mở ra chương trình cho vay khẩn cấp mới để hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng, đồng thời nới lỏng điều kiện với công cụ cửa sổ chiết khấu.

Dữ liệu từ Fed cho thấy 152.85 tỷ USD đã được vay qua công cụ cửa sổ chiết khấu (discount window – một công cụ hỗ trợ truyền thống của Fed dành cho các ngân hàng) trong tuần kết thúc vào ngày 15/03. Đây là mức kỷ lục, cao hơn rất nhiều so với mức 4.58 tỷ USD trong tuần trước. Mức kỷ lục được xác lập trước đó là 111 tỷ USD trong giai đoạn khủng hoảng năm 2008. 

Dữ liệu cũng cho thấy 11.9 tỷ USD được vay từ chương trình cho vay khẩn cấp BTFP của Fed – vốn vừa được lập ra trong ngày 12/03.

Ngoài ra, các ngân hàng lớn tại Mỹ tự nguyện gửi 30 tỷ USD vào ngân hàng First Republic để củng cố niềm tin vào ngân hàng này.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI

Các tin tức khác

>   Fitch: Các ngân hàng châu Á có thể đứng vững trước rủi ro của giới nhà băng Mỹ (18/03/2023)

>   Bloomberg: Giới chức Thụy Sỹ thúc UBS mua lại Credit Suisse (18/03/2023)

>   Trung Quốc phạt Deloitte 31 triệu USD do thiếu sót trong kiểm toán (18/03/2023)

>   Người sẽ 'gỡ bom' SVB (18/03/2023)

>   Ngân hàng liên tiếp giải cứu, cuộc khủng hoảng niềm tin vẫn chưa chấm dứt  (18/03/2023)

>   Vàng thế giới lên sát ngưỡng 1,980 USD (18/03/2023)

>   Dầu có tuần giảm mạnh nhất trong nhiều tháng (18/03/2023)

>   Những khác biệt khiến cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008 khó tái diễn (17/03/2023)

>   Hai ngày điên cuồng tìm cách giải cứu ngân hàng First Republic (17/03/2023)

>   Credit Suisse mất các giám đốc mảng cổ phiếu ở châu Á (17/03/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật