Thứ Tư, 29/03/2023 13:40

Chính phủ trình Quốc hội bảy nhóm chính sách đặc thù cho TP.HCM

Chính phủ vừa có tờ trình gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM.

Thời gian qua, Bộ Chính trị, Quốc hội đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, một số quyết sách mới cho TP.HCM như Nghị quyết 24 và nghị quyết 31.

Các nghị quyết xác định mục tiêu đến năm 2030 trở thành Thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình, năng động sáng tạo, có nguồn nhân lực chất lượng cao; là TP dịch vụ công nghiệp hiện đại, đầu tàu về kinh tế số, xã hội số, trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, văn hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ của cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có vị thế nổi trội trong khu vực Đông Nam Á.

Tầm nhìn đến năm 2045, TP.HCM phát triển ngang tầm các đô thị lớn trên thế giới, trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, dịch vụ của châu Á, là điểm đến hấp dẫn toàn cầu; kinh tế, văn hóa phát triển đặc sắc, người dân có chất lượng cuộc sống cao. Xây dựng TP.HCM là hạt nhân của vùng TP.HCM và vùng Đông Nam bộ, cực tăng trưởng của cả nước; nơi thu hút các định chế tài chính và tập đoàn kinh tế quốc tế.

Chính phủ trình Quốc hội bảy nhóm chính sách đặc thù cho TP.HCM. Ảnh: PLO

Nhằm thực hiện các mục tiêu, nội dung định hướng phát triển TP đã được xác định rõ trong các nghị quyết, Chính phủ đề xuất Quốc hội ban hành Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM (Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 54) nhằm tạo cơ sở pháp lý hữu hiệu để phát huy tiềm năng, lợi thế, tạo đột phá để TP.HCM phát triển đúng tầm nhìn.

Trước đó, Bộ KH&ĐT đã phối hợp với UBND TP.HCM, các bộ, ngành có liên quan lập đề nghị xây dựng nghị quyết.

Hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết đã được Bộ Tư pháp thẩm định và được Chính phủ xem xét, thông qua tại Nghị quyết số 38 với bảy nhóm chính sách đặc thù, gồm: nhóm chính sách về quản lý đầu tư; nhóm chính sách về tài chính, ngân sách; nhóm chính sách về quản lý đô thị và tài nguyên môi trường; nhóm chính sách về thu hút nhà đầu tư chiến lược; nhóm chính sách về quản lý khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; nhóm chính sách về tổ chức bộ máy của TP.HCM; nhóm chính sách về tổ chức bộ máy TP.Thủ Đức (TP.HCM).

Trên cơ sở hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị quyết, Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, bổ sung soạn thảo bổ sung Nghị quyết mới vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 theo trình tự thủ tục rút gọn; trình Quốc hội cho ý kiến thông qua tại kỳ họp thứ 5 theo quy trình một kỳ họp.

THANH TUYỀN

Pháp luật TPHCM

Các tin tức khác

>   Toàn cảnh tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam 3 tháng đầu năm 2023 (29/03/2023)

>   Gần 2.7 triệu khách quốc tế đến Việt Nam trong quý 1/2023, bằng 60% so với trước dịch (29/03/2023)

>   Quý 1 năm 2023, CPI tăng 4.18% so với cùng kỳ năm trước (29/03/2023)

>   Tăng trưởng tín dụng chậm lại (29/03/2023)

>   GDP quý 1 năm 2023 của Việt Nam tăng 3.32% (29/03/2023)

>   Những chính sách kinh tế nổi bật bắt đầu có hiệu lực từ tháng 4 (27/03/2023)

>   Chuyên gia Nguyễn Xuân Thành: Lãi suất có thể giảm thêm nhưng đừng mong tiền rẻ như trước (26/03/2023)

>   Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công (24/03/2023)

>   Kiên quyết loại bỏ những quy định không còn phù hợp để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển (23/03/2023)

>   Đề nghị xây dựng Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM (20/03/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật