Thứ Ba, 28/02/2023 08:30

Nơi thế hệ trẻ nhận lương chỉ để trả nợ

Các thanh niên xứ kim chi phải trích 30% tiền lương mỗi tháng để trả nợ, nhiều người còn nợ ngân hàng số tiền gấp vài lần so với thu nhập hàng tháng của mình.

Chi phí sinh hoạt tăng cao được xem là nguyên nhân chính dẫn đến việc giới trẻ Hàn Quốc "ôm nợ". Ảnh minh họa: Yonhap.

Nghiên cứu gần đây của Viện Y tế và Các vấn đề Xã hội Hàn Quốc, chỉ ra có hơn 21% chủ hộ gia đình trong độ tuổi 19-39 có tỷ lệ nợ trên thu nhập vượt quá 300%, vào năm 2021. Điều này nghĩa là họ đang phải cáng đáng mức nợ cao gấp 3 lần thu nhập hàng tháng của mình.

Số thanh niên có tỷ lệ nợ trên thu nhập 300% tại xứ kim chi đã tăng cao kể từ năm 2012 cho đến nay, theo Korea Herald.

Khảo sát cũng cho thấy các hộ gia đình có hai người, những người đang nuôi con nhỏ và những người dân lớn tuổi ở Seoul có mức thu nhập thấp là nhóm người có khả năng mắc nợ nhiều nhất.

Khi tiến hành nghiên cứu, các chuyên gia tài chính cũng chỉ ra 25% các thanh niên trẻ đang sử dụng hơn 30% thu nhập hàng tháng của họ để trả nợ. Năm 2012, tỷ lệ người trẻ dùng thu nhập để trả nợ tại Hàn Quốc chỉ khoảng 15,7%, hiện nay con số này đã tăng gấp nhiều lần.

Theo báo cáo, khi tỷ lệ nợ trên thu nhập hàng tháng quá cao, người trẻ dễ gặp khó khăn khi vay ngân hàng để mua bất động sản hoặc đầu tư vào thị trường chứng khoán. Mới đây Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc cũng đã phải tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát trong bối cảnh suy thoái kinh tế.

"Suy thoái kinh tế kéo dài sẽ gây ra sự sụt giảm giá trị tài sản hoặc tăng nợ. Điều này có thể khiến thế hệ trẻ đối mặt việc bị đứng ngoài xã hội và gây cản trở triển vọng phục hồi kinh tế", Kwak Yoon Kyung, nhà nghiên cứu, người đứng đầu cuộc khảo sát, nhấn mạnh.

Nghiên cứu này cũng chỉ ra khoản nợ tồn đọng trung bình hàng năm của những thanh niên tại Hàn Quốc đã tăng hơn gấp 2 lần, trong khoảng thời gian 9 năm, từ nợ 34 triệu won (25.800 USD) vào năm 2012 lên 84,5 triệu won (64.000 USD) vào năm 2021.

Cuộc khảo sát cũng cho thấy cứ 5 người lại có 1 người đang gánh những khoản nợ khổng lồ khi đối mặt với chi phí nhà ở hoặc tiền sinh hoạt tăng vọt trong những năm gần đây.

Trong nhiều trường hợp, họ không chỉ vay tiền để trang trải cuộc sống mà còn đầu tư vào các loại tài sản dễ rủi ro nhằm kiếm một khoản lợi nhuận lớn để mua nhà.

Chính phủ Hàn Quốc đã đề nghị xóa nợ cho những người từ 34 tuổi trở xuống kể từ năm 2022, thông qua một chương trình hỗ trợ có tên là Dịch vụ tư vấn và phục hồi tín dụng. Theo Ủy ban Dịch vụ Tài chính, việc giới hạn độ tuổi đối với những người đủ điều kiện tham gia chương trình sẽ bị bãi bỏ vào tháng 3/2023, nhằm tạo điều kiện cho nhiều người vượt qua nợ nần hơn.

Mỹ Mỹ

ZING

Các tin tức khác

>   Chủ cửa hàng hải sản tiết lộ sự thật ít người biết về cua hoàng đế (26/02/2023)

>   Đề xuất thêm phương án tín dụng với người hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần (25/02/2023)

>   Nhu cầu đặt vé máy bay quốc tế tới Việt Nam tăng 2.200% (23/02/2023)

>   Chân dung những người uống ly cà phê 70.000-80.000 đồng ở TP.HCM (20/02/2023)

>   Năm 2023, tuổi nghỉ hưu của người lao động sẽ thay đổi thế nào? (19/02/2023)

>   Dân chung cư ở TP.HCM bị lừa đảo giao hàng (16/02/2023)

>   Thái Lan chính thức thu phí với khách quốc tế từ 1/6 (16/02/2023)

>   Xu hướng nào cho nghề tư vấn bảo hiểm nhân thọ? (16/02/2023)

>   Việt Nam thu hẹp khoảng cách năng suất lao động với Nhật Bản, Hàn Quốc (14/02/2023)

>   Vì sao quảng cáo trên mạng xã hội ngày càng nhảm nhí? (14/02/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật