Thứ Bảy, 04/02/2023 09:10

IMF dự báo Trung Quốc đóng góp 25% vào tăng trưởng toàn cầu năm 2023

Ngày 30/1, IMF đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng năm 2023 của Trung Quốc lên tới 5,2%, sau khi nâng dự báo tăng trưởng toàn cầu một phần dựa trên việc mở cửa trở lại của nước này.

Công nhân làm việc trên dây chuyền lắp ráp ô tô tại một nhà máy ở tỉnh An Huy, Trung Quốc. (Ảnh: THX/TTXVN)

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 3/2 cho biết nền kinh tế Trung Quốc dự kiến sẽ đóng góp 25% vào tăng trưởng toàn cầu trong năm 2023, dù cho vẫn còn những bất ổn liên quan đến dịch COVID-19 và lĩnh vực bất động sản có thể kìm hãm động lực này.

Sau gần ba năm thực hiện các biện pháp hạn chế dịch bệnh nghiêm ngặt, vào tháng 12/2022, Trung Quốc đã chấm dứt chính sách "Zero COVID," vốn đã gây thiệt hại cho nền kinh tế và gây ra các cuộc biểu tình lan rộng.

“Gã khổng lồ châu Á” này đã báo cáo kinh tế chỉ tăng trưởng 3% trong năm 2022 do các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt và cuộc khủng hoảng sâu trong lĩnh vực bất động sản quan trọng.

IMF cho biết nền kinh tế Trung Quốc dự kiến sẽ phục hồi trong năm 2023 khi việc đi lại và các hoạt động tăng lên sau khi các hạn chế liên quan đến dịch bệnh được dỡ bỏ, qua đó thúc đẩy cho nền kinh tế toàn cầu.

Đây là thông tin tốt cho Trung Quốc và thế giới vì nền kinh tế Trung Quốc hiện được kỳ vọng sẽ đóng góp 25% cho tăng trưởng toàn cầu trong năm nay.

Ngày 30/1, IMF đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng năm 2023 của Trung Quốc lên tới 5,2%, sau khi nâng dự báo tăng trưởng toàn cầu một phần dựa trên việc mở cửa trở lại của nước này.

Các nhà chức trách Trung Quốc cho biết số ca mắc COVID-19 tăng vọt sau khi mở cửa trở lại hiện đã vượt đỉnh cùng với hoạt động đi lại gia tăng trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán lớn nhất trong nhiều năm mang lại sự thúc đẩy rất cần thiết cho hoạt động kinh doanh.

Tuy nhiên, IMF cũng cảnh báo "những thách thức kinh tế đáng kể" phía trước. Sự sụt giảm của lĩnh vực bất động sản vẫn là một trở ngại lớn và vẫn còn những bất ổn liên quan đến dịch COVID-19.

Lĩnh vực bất động sản, cùng với xây dựng chiếm hơn 25% GDP của Trung Quốc, đã bị ảnh hưởng nặng nề kể từ khi nước này bắt đầu chấn chỉnh hoạt động vay quá mức và đầu cơ tràn lan năm 2020.

IMF cho hay trong dài hạn, những trở ngại đối với tăng trưởng bao gồm dân số giảm và tăng trưởng năng suất chậm lại.

Dữ liệu chính thức công bố tháng 12/2022 cho thấy dân số Trung Quốc trong năm 2022 đã giảm lần đầu tiên trong hơn 60 năm, và quốc gia 1,4 tỷ dân này đã chứng kiến tỷ lệ sinh giảm xuống mức thấp kỷ lục khi lực lượng lao động già đi.

IMF cho biết nhu cầu toàn cầu chậm lại, những bất ổn của căng thẳng Nga-Ukraine và căng thẳng địa chính trị là những "rủi ro chính" đối với tăng trưởng của Trung Quốc trong năm 2023./.

Minh Hằng

Vietnam+

Các tin tức khác

>   Mỹ công bố báo cáo việc làm đáng kinh ngạc, tỷ lệ thất nghiệp xuống đáy 53 năm (04/02/2023)

>   Moody's đánh giá lạm phát đã vượt đỉnh ở các nền kinh tế châu Á (03/02/2023)

>   6 xu hướng kinh tế chính cần quan tâm trong năm Quý Mão (03/02/2023)

>   Làn sóng sa thải trong ngành công nghệ liệu có ảnh hưởng đến kinh tế? (03/02/2023)

>   Doanh số nhà ở Trung Quốc tiếp tục giảm bất chấp nỗ lực giải cứu của chính phủ (02/02/2023)

>   Chi phí giao nhận tăng mạnh, doanh nghiệp cần thêm 500 tỷ USD vốn lưu động (02/02/2023)

>   Chủ tịch Fed: Kinh tế Mỹ đang trong “giai đoạn đầu” của quá trình hạ nhiệt lạm phát (02/02/2023)

>   Fed nâng 25 điểm cơ bản, báo hiệu sẽ tiếp tục nâng lãi suất (02/02/2023)

>   Chủ tịch ICEA: Ấn Độ tìm cách không để mất Apple như cách mất Samsung vào tay Việt Nam (01/02/2023)

>   Thị trường điện thoại thông minh giảm 4 quý liên tiếp (01/02/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật