Thứ Ba, 21/02/2023 13:51

Đại gia Nhật Kyocera: Chiến lược sản xuất tại Trung Quốc không còn hiệu quả

Việc Mỹ hạn chế tiếp cận các công nghệ tiên tiến khiến Trung Quốc khó trở thành nơi sản xuất để xuất khẩu, Hideo Tanimoto, Chủ tịch của Kyocera, nhận định. Được biết, công ty Nhật Bản này là nhà sản xuất linh kiện điện tử hàng đầu thế giới và là một phần quan trọng trong chuỗi cung ứng chip trên thế giới.

Vì lý do đó, Kyocera đã chuyển sản xuất tới các quốc gia khác và xây dựng nhà máy đầu tiên tại Nhật Bản trong 20 năm qua.

Ông Tanimoto nói với Financial Times rằng: "Mô hình sản xuất tại Trung Quốc rồi xuất khẩu ra nước ngoài không còn khả thi nữa. Hiện sản phẩm ở Trung Quốc chỉ nên bán ở Trung Quốc. Điều này không chỉ do tiền lương lao động ngày càng cao, mà còn đến từ căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc. Việc xuất khẩu từ Trung Quốc đến một số khu vực khác cũng rất khó khăn".

Vào tháng 10/2022, Mỹ thông báo sẽ hạn chế xuất khẩu công nghệ chip cho Trung Quốc, qua đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến những nỗ lực phát triển các công nghệ tiên tiến của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Tháng trước, Nhật Bản và Hà Lan cũng theo chân Mỹ và ra quyết định hạn chế xuất khẩu các công cụ sản xuất chip đến Trung Quốc.

Kyocera chuyên sản xuất điện thoại, máy in và tấm pin năng lượng mặt trời. Công ty này chiếm 70% thị phần toàn cầu về các linh kiện bằng gốm chuyên dùng trong thiết bị sản xuất chip. Ông Tanimoto cho biết các quy định kiểm soát xuất khẩu của Mỹ là một phần lý do khiến Kyocera hạ dự báo lợi nhuận hoạt động cả năm khoảng 31%.

“Nếu các nhà sản xuất thiết bị chip ngừng xuất hàng sang Trung Quốc, các đơn đặt hàng của chúng tôi sẽ bị ảnh hưởng phần nào. Giờ đây, thậm chí các công cụ không tiên tiến cũng bị cấm xuất khẩu”, ông Tanimoto nói.

Bị cuốn vào căng thẳng Mỹ-Trung

Kyocera ngày càng bị cuốn vào tranh chấp thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Vào năm 2019, hãng sản xuất linh kiện chip này đã chuyển việc sản xuất máy photocopy chuyên dụng cho thị trường Mỹ từ Trung Quốc sang Việt Nam. Mục đích là để né hàng rào thuế quan mà chính quyền Donald Trump áp lên Trung Quốc. Kyocera cũng chuyển việc sản xuất camera từ Trung Quốc sang Thái Lan.

Ông Tanimoto cho biết nếu không được tiếp cận tới các công nghệ chip tiên tiến, việc sản xuất phần cứng tại Trung Quốc gần như không thể.

Trong nhiều thập kỷ qua, Kyocera hạn chế đầu tư để tập trung vào việc tạo ra lợi nhuận. Nhưng dưới thời Chủ tịch Tanimoto (từ năm 2017), Công ty đã chuyển sang khám phá các cơ hội tăng trưởng mới. Họ đã chi 62.5 tỷ Yên (464 triệu USD) để xây dựng cơ sở đóng gói chất bán dẫn tại nhà máy ở Kagoshima (Nhật Bản).

Vào tháng 11/2022, Kyocera đã cam kết tăng đầu tư lên 900 tỷ Yên trong 3 năm tới, với mục tiêu mở rộng sản xuất các linh kiện và tụ điện liên quan đến chip. Những linh kiện và tụ điện này thường được sử dụng trong điện thoại thông minh và các sản phẩm khác.

Họ cũng xây dựng nhà máy đầu tiên tại Nhật Bản sau gần 20 năm. Đây là nhà máy sản xuất linh kiện điện tử ở Nagasaki và dự kiến bắt đầu hoạt động vào năm 2026.

Các nhà đầu tư tỏ ra hoan nghênh các kế hoạch đẩy mạnh đầu tư của Kyocera nhưng cũng kêu gọi công ty cải thiện quản trị doanh nghiệp và hệ số ROE bằng cách bán 15% cổ phần tại doanh nghiệp viễn thông KDDI. Được biết, công ty KDDI do người sáng lập Kyocera Kazuo Inamori thành lập và ông đã qua đời hồi tháng 8/2022.

Ông Tanimoto cho biết sẽ không bán cổ phần tại KDDI và thay vào đó sẽ sử dụng lượng cổ phần này làm tài sản thế chấp để vay 500 tỷ Yên cho kế hoạch M&A trong lĩnh vực linh kiện điện tử.

“Nếu bán cổ phần, công ty sẽ bị đánh thuế khá cao vì đây là lãi vốn. Còn nếu sử dụng lượng cổ phần này làm tài sản thế chấp để vay tiền, bạn có thể vay với lãi suất thấp hơn mà vẫn nhận được cổ tức”, vị chủ tịch của Kyocera cho biết. “Tỷ suất cổ tức cao hơn nhiều so với lãi suất. Do đó, việc giữ lại cổ phần tại KDDI có thể đẩy nhanh tốc độ phát triển của công ty.”

Ngoài ra, các cổ đông cũng kêu gọi Kyocera giảm bớt các mảng kinh doanh kém hiệu quả, chẳng hạn như điện thoại thông minh. Ông Tanimoto cho biết công ty trước tiên sẽ tập trung vào khả năng tạo lợi nhuận bằng cách chuyển sang bán sản phẩm cho các doanh nghiệp thay vì người tiêu dùng.

Vũ Hạo (Theo Financial Times)

FILI

Các tin tức khác

>   IMF: Các NHTW châu Á có thể phải tiếp tục nâng lãi suất (21/02/2023)

>   Các ông lớn công nghệ khốn đốn khi giá chip giảm hơn 34% trong quý 4/2022 (20/02/2023)

>   Trung Quốc đưa ra thêm biện pháp để hỗ trợ bất động sản (20/02/2023)

>   Dân Mỹ nợ kỷ lục 16.9 ngàn tỷ USD (20/02/2023)

>   Thị trường quá ảm đạm, ngân hàng Trung Quốc cho vay mua nhà tới 95 tuổi (20/02/2023)

>   Ai làm chao đảo tập đoàn Adani? (20/02/2023)

>   Kế hoạch chuyển sản xuất sang Ấn Độ của Apple gặp “chốt chặn” (19/02/2023)

>   Hàng trăm triệu người rơi vào cảnh đói nghèo vì bão giá nhiên liệu (18/02/2023)

>   GDP Thái Lan tăng trưởng chậm (17/02/2023)

>   Lạm phát sản xuất của Mỹ mạnh hơn dự báo trong tháng 1/2023 (17/02/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật