Thứ Tư, 08/02/2023 21:01

Đại diện ngân hàng: Bất động sản “không khoẻ”, ngân hàng mới lo nhất

Trước những khó khăn do doanh nghiệp bất động sản (BĐS) chia sẻ, ông Nguyễn Hoàng Dũng, Phó Tổng Giám đốc phụ trách điều hành VietinBank cho rằng tín dụng cho BĐS chiếm tỷ trọng không nhỏ, trong khi nền kinh tế phải chia nhau phần còn lại.

Ngày 8/2 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội nghị về công tác tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản. Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng chủ trì hội nghị.

Tại Hội nghị, các hiệp hội và doanh nghiệp BĐS chia sẻ về nhiều khó khăn về vốn và pháp lý. Như ông Phạm Thiếu Hoa, Tổng Giám đốc CTCP Vinhomes (HOSE: VHM) cho biết, trong đầu tư BĐS có nhiều chi phí phát sinh nhưng không phải chi phí nào cũng được ngân hàng giải ngân như chi phí giải phóng mặt bằng. Trước đây, khi thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) còn tốt thì có thể huy động vốn để tài trợ cho các chi phí ban đầu này, còn hiện tại thì không.

Bà Đỗ Thị Phương Lan, Phụ trách tư vấn Dự án tái cấu trúc cho CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc NoVa (HOSE: NVL), đề xuất NHNN xem xét cho các tập đoàn BĐS được tái cấu trúc nợ, giãn nợ trong vòng 24-36 tháng.

Bên cạnh đó, riêng về phát triển BĐS du lịch (condotel), đại diện Hưng Thịnh Land đề xuất ngành ngân hàng có chính sách hỗ trợ cho vay đối với sản phẩm này để tháo gỡ khó khăn.

Ông Nguyễn Hoàng Dũng

Chia sẻ với khó khăn doanh nghiệp, dưới góc độ ngân hàng thương mại, ông Nguyễn Hoàng Dũng, Phó Tổng Giám đốc phụ trách điều hành VietinBank phân tích, tỷ trọng tín dụng BĐS rất lớn, với hơn 20% tín dụng đổ vào BĐS, trong khi rất nhiều lĩnh vực khác trong nền kinh tế phải chia nhau 80% còn lại. Hơn nữa, ít nhất khoảng 50% khoản vay khác có tài sản đảm bảo là các BĐS.

Do đó, khi thị trường hay doanh nghiệp BĐS "không khoẻ" thì “các ngân hàng mới lo nhất” – theo ông Dũng.

Ông Nguyễn Thanh Tùng, Tổng Giám đốc Vietcombank cho hay ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn liên quan vấn đề pháp lý. Có trường hợp cấp tín dụng xong thì chủ đầu tư bị thay đổi hồ sơ pháp lý dự án, điều này ảnh hưởng đến chủ đầu tư và cả ngân hàng.

"Đối với cho vay nhà ở cá nhân, nếu so với mặt bằng chung, giá nhà đất hiện nay cao hơn so với thu nhập của người dân. Đây là một cái khó trong việc tìm nguồn trả nợ, nên ngân hàng cũng phải thận trọng trong việc đánh giá nguồn trả nợ của khách hàng cá nhân. Bây giờ ngân hàng cho vay dài hạn thì chắc chắn sẽ rất khó, nên chúng tôi kiến nghị cần có giải pháp để hỗ trợ thị trường TPDN phát triển lành mạnh, an toàn, hỗ trợ thị trường BĐS phát triển trong thời gian tới”.

Châu An

FILI

Các tin tức khác

>   'Có doanh nghiệp làm cùng lúc 50 dự án, tôi không hiểu giải quyết thế nào khi gặp khó khăn?' (08/02/2023)

>   Phó Thống đốc Đào Minh Tú: NHNN chưa có văn bản, phát ngôn nào về việc siết chặt tín dụng bất động sản (08/02/2023)

>   Dư nợ tín dụng bất động sản năm 2022 đạt khoảng 2,58 triệu tỷ đồng (08/02/2023)

>   Room tín dụng và mô hình phát triển của các quốc gia châu Á (09/02/2023)

>   Vay vốn ngân hàng vẫn 'khó hơn lên trời' (08/02/2023)

>   IFM vinh danh PVcomBank ở hai hạng mục giải thưởng quốc tế (07/02/2023)

>   Lãi suất liên ngân hàng bất ngờ tăng tới 13%/năm rồi... giảm mạnh (07/02/2023)

>   Ngoài tín dụng ngân hàng, chứng khoán, TPDN cũng cần khơi thông để hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp (06/02/2023)

>   Chuyển hồ sơ, đề nghị Bộ Công an điều tra việc gửi tiết kiệm thành bảo hiểm (06/02/2023)

>   BaoVietBank lãi trước thuế 2022 hơn 90 tỷ đồng, nợ xấu cải thiện (06/02/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật