Thứ Sáu, 24/02/2023 10:02

Chuyên gia S&P Global: Đây chỉ mới là khởi đầu của các sự vụ trái phiếu ở Việt Nam

Cuộc khủng hoảng nợ trên thị trường bất động sản Việt Nam đang trở nên trầm trọng hơn khi công ty bất động sản lớn thứ hai trên cả nước phải tìm cách gia hạn nợ trái phiếu.

Trước đó, CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, HOSENVL) vừa đưa ra phương án thoả thuận với các trái chủ liên quan tới khoản nợ 1,000 tỷ đồng đến hạn vào ngày 12/02. Họ đề xuất các trái chủ gia hạn hoặc trả bằng bất động sản. Người khổng lồ ngành địa ốc cho biết muốn tìm cách trả nợ trong vòng 2 tháng.

Novaland là tên tuổi lớn vừa gia nhập hàng ngũ công ty hoãn thanh toán lãi trái phiếu. Theo HNX, 54 công ty đã trễ hạn thanh toán trái phiếu tính tới ngày 31/01, tăng từ 6 công ty trong tháng trước đó. Nhiều trong số này là các công ty bất động sản.

* HNX công bố danh sách 54 doanh nghiệp từng chậm thanh toán lãi trái phiếu

Điều này cho thấy cuộc khủng hoảng thanh khoản trong lĩnh vực bất động sản đang trở nên trầm trọng hơn tại Việt Nam sau khi các đợt tăng cường kiểm soát khiến nhà đầu tư hoảng sợ và số lượng phát hành trái phiếu mới tụt dốc.

Giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp qua từng năm

“Chúng tôi tin rằng đây mới chỉ là khởi đầu và sẽ có thêm nhiều vụ gia hạn nợ, tái cấu trúc, thậm chí là phá sản trong thời gian tới”, Xavier Jean, Chuyên gia phân tích của S&P Global Ratings, nhận định. “Chúng tôi cũng dõi theo các tác động lan truyền tới các công ty bên ngoài lĩnh vực xây dựng, bất động sản”.

Cuộc khủng hoảng bất động sản tại đất nước hình chữ S khởi đầu vào năm 2022, sau khi Chính phủ tiến hành thanh tra và siết quy định với trái phiếu.

Theo ước tính của Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM (HOREA), các công ty bất động sản có 130 ngàn tỷ đồng nợ trái phiếu đến hạn trong năm nay. Hiện Bộ Tài chính Việt Nam đang đề xuất điều chỉnh nghị định 65, trong đó có thể kéo dài kỳ hạn trả nợ thêm 2 năm, đồng thời cho phép trả nợ trái phiếu bằng các tài sản khác

“Điều gì sẽ diễn ra kế tiếp – liệu có một đợt vỡ nợ chéo hay không – sẽ là mối lo ngại lớn trên thị trường tại thời điểm này”, theo một báo cáo mà CTCK SSI gửi nhà đầu tư trong ngày 22/02. “Tại thời điểm này, các nhà phát hành trái phiếu phải tổ chức cuộc họp với trái chủ để tìm giải pháp, bao gồm bao gồm thu mua lại trái phiếu, tăng tài sản đảm bảo hoặc tuyên bố vỡ nợ”.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI

Các tin tức khác

>   GEX tiếp tục mạnh tay mua lại trước hạn 2 lô trái phiếu đáo hạn trong 2023 (24/02/2023)

>   Doanh nghiệp khất nợ tiền trái phiếu: Trách nhiệm Bộ Tài chính ra sao? (24/02/2023)

>   Doanh nghiệp độc nhất phát hành thành công trái phiếu trong tháng đầu năm là ai? (23/02/2023)

>   HNX công bố danh sách 54 doanh nghiệp từng chậm thanh toán lãi trái phiếu (23/02/2023)

>   Sửa Nghị định về trái phiếu doanh nghiệp: Cởi nút thắt, khơi kênh dẫn vốn (23/02/2023)

>   BAF phát hành 900 tỷ đồng trái phiếu cho IFC (22/02/2023)

>   AGM giải thể một công ty con và bán 100% vốn tại công ty con khác (22/02/2023)

>   Novaland đề xuất phương án xử lý lô trái phiếu đến hạn (22/02/2023)

>   Chủ đầu tư siêu dự án Wonder City Vân Phong Bay mua lại toàn bộ 500 tỷ đồng trái phiếu (21/02/2023)

>   GS.TS Hoàng Văn Cường đề xuất 2 giải pháp đặc biệt để tháo 'ngòi nổ' TPDN (20/02/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật