Thứ Tư, 11/01/2023 10:20

WB: Năm 2023, mức tăng trưởng của nhiều nền kinh tế ở gần "bờ vực suy thoái"

Ngân hàng Thế giới (WB) vừa đưa ra dự báo mới nhất về tăng trưởng kinh tế toàn cầu, theo đó, GDP thế giới năm 2023 tăng trưởng ở mức 1.7%, thấp hơn nhiều so với mức dự báo 3% mà WB công bố hồi tháng 6/2022.

Trụ sở Ngân hàng Thế giới (WB) tại Washington, DC, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong Báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu công bố ngày 10/1, WB dự báo GDP thế giới năm 2023 tăng trưởng ở mức 1.7%, thấp hơn nhiều so với mức 3% mà WB công bố hồi tháng 6/2022.

Năm 2023, mức tăng trưởng của nhiều nền kinh tế ở gần "bờ vực suy thoái" mà nguyên nhân là chịu ảnh hưởng của tình trạng tăng lãi suất, giải pháp mà nhiều nước thực hiện để kiềm chế lạm phát, xung đột tại Ukraine tiếp diễn cùng với việc các nền kinh tế lớn của thế giới gặp nhiều khó khăn.

Tốc độ tăng trưởng chậm lại phần lớn xảy ra ở những nền kinh tế phát triển, trong đó, kinh tế Mỹ có thể chỉ tăng trưởng 0.5% trong năm 2023.

Tăng trưởng kinh tế ở châu Âu và Trung Á được dự báo giảm tốc mạnh trong năm 2022 khi chỉ đạt mức 0.2% và dự kiến năm 2023 chỉ ở mức 0.1%. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do sự sụt giảm của kinh tế Nga trong cả 2 năm (2022, 2023) và suy thoái sâu sắc trong năm 2022 của Ukraine. Nếu loại trừ 2 nền kinh tế này, tăng trưởng ở châu Âu và Trung Á dự báo sẽ tăng ở mức 2.1% trong năm 2023.

Kinh tế Trung Quốc năm nay sẽ phục hồi và tăng trưởng ở mức 4.3% từ mức tăng trưởng thực tế 2.7% trong năm 2022 do áp đặt các biện pháp phòng dịch COVID-19 nghiêm ngặt.

Về tăng trưởng của các nền kinh tế Đông Nam Á năm 2023, WB dự báo sau khi phục hồi mạnh mẽ vào năm 2022, tốc độ tăng trưởng ở Malaysia, Philippines và Việt Nam sẽ ở mức vừa phải do tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang các thị trường lớn chậm lại.

Theo đó, dự kiến tăng trưởng của Việt Nam ở mức 6,3%, của Philippines đạt 5.4%, Malaysia là 4%, Thái Lan đạt 3.6%. Với Indonesia, WB dự báo tăng trưởng đạt mức trung bình 4.9% trong 2 năm (2023-2024).

Về khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, WB dự báo kinh tế đạt mức tăng trưởng 4.3% (năm 2022 đạt 3.2%) nhờ sự phục hồi của kinh tế Trung Quốc.

Báo cáo của WB lưu ý rằng một số áp lực lạm phát bắt đầu giảm dần khi năm 2022 sắp kết thúc, với giá năng lượng và giá cả hàng hóa thấp hơn, song việc gián đoạn nguồn cung mới vẫn ở mức cao và lạm phát kéo dài. Điều này có thể khiến các ngân hàng trung ương tiếp tục tăng lãi suất cao hơn mức hiện nay, làm trầm trọng thêm tình trạng tăng trưởng chậm của kinh tế thế giới.

Trong bối cảnh đó, WB  kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường hỗ trợ các nước có thu nhập thấp đối phó với cuộc khủng hoảng lương thực và năng lượng; hỗ trợ những người phải rời bỏ nhà cửa lánh nạn do xung đột và nguy cơ khủng hoảng nợ gia tăng./.

Nhật Quang

FILI

Các tin tức khác

>   Các doanh nghiệp du lịch châu Á mong đợi du khách Trung Quốc trở lại (11/01/2023)

>   Bloomberg: Ấn Độ cân nhắc gỡ bỏ biện pháp hạn chế xuất khẩu gạo (10/01/2023)

>   Trung Quốc sắp kết thúc chiến dịch chấn chỉnh lĩnh vực công nghệ? (10/01/2023)

>   IMF chỉ ra cú hích với kinh tế châu Á hậu đại dịch (10/01/2023)

>   Tham vọng thống trị ngành chip của Trung Quốc gặp khó (10/01/2023)

>   NHTW Thụy Sĩ lỗ kỷ lục 143 tỷ USD (10/01/2023)

>   Trung Quốc tái mở cửa và lãi suất của Mỹ sẽ khuấy đảo thị trường hàng hóa toàn cầu (10/01/2023)

>   Một hãng vận tải biển hào phóng thưởng nhân viên 50 tháng lương (10/01/2023)

>   Trung Quốc mở cửa với thế giới, du lịch hàng không sôi động trở lại (09/01/2023)

>   2022 - kết thúc nhiều xu hướng (09/01/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật