Thứ Bảy, 28/01/2023 08:43

Việt Nam lọt tốp 10 quốc gia nhận kiều hối lớn nhất trên thế giới

Tổng lượng kiều hối về Việt Nam tăng trưởng gần 5% trong năm 2022 và từ 3,6-4,5% trong năm tiếp theo, sau khi ghi nhận mức tăng 5% trong năm 2021.

Đồng USD. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Báo cáo về Di trú và Phát triển do Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Hợp tác quốc tế về người di cư (KNOMAD) thực hiện cho biết Việt Nam - đất nước được đánh giá xứng đáng vươn tới vị thế “con hổ mới châu Á” - tiếp tục là một trong 10 quốc gia nhận kiều hối lớn nhất trên thế giới.

Kiều hối là sự dịch chuyển của dòng tiền từ kiều bào hoặc từ người đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài gửi về cho người thân, gia đình.

Các loại tài sản được xem là kiều hối gồm tiền hoặc các loại giấy tờ có giá, có đơn vị ngoại tệ, vàng tiêu chuẩn quốc tế.

Đối với các nước, đặc biệt là quốc gia đang phát triển, kiều hối mang lại những lợi ích tích cực và đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế.

Báo cáo trên nhận định trong bối cảnh đại dịch COVID-19 ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế toàn cầu trong 2 năm qua, đi kèm với lạm phát leo thang tại nhiều quốc gia, dòng kiều hối về Việt Nam vẫn khá ổn định so với các năm trước.

Cụ thể, theo số liệu của WB và KNOMAD, tổng lượng kiều hối về Việt Nam tăng trưởng gần 5% trong năm 2022 và từ 3,6-4,5% trong năm tiếp theo, sau khi ghi nhận mức tăng 5% trong năm 2021.

Mức tăng này tương đương khoảng 1 tỷ USD và đạt gần 19 tỷ USD. Như vậy, với con số ấn tượng này, Việt Nam nằm trong tốp 3 quốc gia nhận tiền kiều hối nhiều nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương và thuộc top 10 quốc gia trên thế giới về nhận kiều hối.

Các ngân hàng nhận định rằng lượng kiều hối chuyển về Việt Nam ngày càng nhiều không chỉ giúp cho các ngân hàng gia tăng lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ, mà còn phục vụ chính sách thu hút nguồn ngoại tệ cho Việt Nam, giúp ngành ngân hàng tăng dự trữ ngoại hối.

Trong tổng lượng kiều hối chuyển về Việt Nam hàng năm, Mỹ là quốc gia có số lượng người Việt Nam nhập cư và sinh sống nhiều nhất, tiếp đó là Anh, Australia, Canada. Còn về xuất khẩu lao động, lượng kiều hối chủ yếu đến từ các thị trường xuất khẩu lao động chính như Nhật Bản, Hàn Quốc, vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc)./.

Thọ Anh

Vietnam+

Các tin tức khác

>   Tháo gỡ được khó khăn của thị trường bất động sản sẽ xử lý được nhiều vấn đề khác (28/01/2023)

>   Ngân hàng lì xì khách hàng trong ngày giao dịch đầu năm Quý Mão (27/01/2023)

>   Lộc xuân cho khách hàng tham gia bảo hiểm tại Sacombank  (27/01/2023)

>   Lãi suất vay mua nhà đầu năm 2023 đang thấp hay cao? (26/01/2023)

>   Yuanta Việt Nam: Nợ xấu 2023 dự báo tăng, nới room ngoại một số ngân hàng lên trên 30% (26/01/2023)

>   Sau 10 năm, VAMC đã mua hơn 378 ngàn tỷ đồng nợ xấu (26/01/2023)

>   Kiều hối về TP HCM đạt hơn 6,6 tỷ USD (24/01/2023)

>   Tăng thu ngoài lãi, TPBank báo lãi trước thuế 2022 hơn 7,800 tỷ đồng (26/01/2023)

>   2023 - Góc nhìn từ những yếu tố biến động kinh tế (07/02/2023)

>   Coi chừng "bay màu" tài khoản ngân hàng trong ngày Tết (21/01/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật