Thứ Sáu, 06/01/2023 10:11

Thanh tra buôn bán trên mạng: ‘Cứ 10 vụ thì xử phạt đến 8 - 9 vụ’

Đây là thông tin được Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023, diễn ra chiều 5/1, của Tổng cục Quản lý thị trường.

Báo cáo tại hội nghị, Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh cho biết, trong năm 2022, cung đường vận chuyển hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ thay đổi, chuyển hướng và lắt léo hơn. Hàng lậu, hàng giả chuyển hướng do phía Trung Quốc đã xây dựng tường rào và kiểm soát chặt khu vực biên giới nên tình trạng hàng lậu vận chuyển qua đường mòn, lối mở, khu vực đồi núi giáp biên ở các tỉnh phía Bắc hầu như không có. Thay vào đó, hàng lậu, hàng giả chuyển hướng đi theo các cửa khẩu tại miền Trung, Tây Nam Bộ, thậm chí còn vận chuyển ngược ra phía Bắc.

Trong khi đó, tại thị trường nội địa, qua công tác kiểm tra tại một số địa phương như Hà Nội, TPHCM, Bắc Ninh, Tuyên Quang, Bình Dương, Thanh Hóa, Quảng Trị, Phú Yên... tình trạng vận chuyển, kinh doanh hàng lậu, hàng giả, gian lận thương mại vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó phát hiện.

Đặc biệt, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái bán trên các nền tảng thương mại điện tử, môi trường internet ngày càng gia tăng. “Hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn được bày bán tại các tuyến phố, chợ truyền thống và tại các trung tâm thương mại lớn” - ông Linh cho hay.

Tổng Cục trưởng Quản lý thị trường Trần Hữu Linh phát biểu tại hội nghị.

Ông Linh cũng cho rằng, hành vi kinh doanh này đã làm ảnh hưởng lớn đến các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chân chính và quyền lợi, sức khỏe người tiêu dùng.

“Cả năm qua có khoảng 35.000 cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất, tỷ lệ xử phạt rất cao, giảm được tình trạng đoàn cứ đi vào kiểm tra rồi lại đi ra như những năm trước. Cứ vào 10 vụ thì xử phạt đến 8 - 9 vụ”, ông Linh nói và cho rằng quản lý thị trường đã trở thành lực lượng tai mắt của ngành công thương trong cuộc chiến phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại và buôn lậu.

Sẽ siết chặt kỷ luật kỷ cương

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Minh Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan - cho biết, những vụ việc mà lực lượng Quản lý thị trường đã phát hiện triệt phá có ảnh hưởng rất lớn tới đời sống sinh hoạt của người dân, gần đây nhất là vụ kiểm tra phát hiện phụ kiện linh kiện ô tô xe máy lớn ở TPHCM.

“Thời điểm này, tôi đề nghị, lực lượng Quản lý thị trường cả nước làm mạnh hơn, trách nhiệm hơn so với thời điểm tháng 10,11/2022. Nếu để xảy ra đứt gãy nguồn cung, khan hàng, Quản lý thị trường là lực lượng chịu trách nhiệm đầu tiên”, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên.

Ông Tuấn cho rằng, về công tác phối hợp, giữa các lực lượng cần phải phối hợp tốt hơn nữa để chủ động phòng ngừa, tiềm ẩn những vi phạm về lý do thông quan hàng hoá, tuồn hàng giả, hàng lậu, hàng gian lận thương mại nổi lên trong năm vừa qua và còn nổi lên trong năm tới với các hình thức tinh vi hơn, nhất là về chuyển phát nhanh và sự nở rộ của thương mại điện tử, nền tảng mạng xã hội.

Dù có nhiều dấu ấn, song Tổng cục Quản lý thị trường thẳng thắn nhìn nhận, trong năm, công tác phối hợp giữa các Cục Quản lý thị trường chưa thực sự hiệu quả. Một số địa bàn chưa kiểm soát chặt chẽ thị trường, hiệu quả trong công tác phát hiện, xử lý vi phạm hành chính ở nhiều nơi chưa phản ánh hết tình hình thị trường. Trong quá trình thực thi công vụ, vẫn còn tình trạng công chức vi phạm nội quy, quy chế của cơ quan, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, thiếu tinh thần trách nhiệm...

Trong năm 2023, toàn lực lượng sẽ siết chặt kỷ luật kỷ cương, tiếp tục đề cao trách nhiệm của người đứng đầu. Đối với công tác cán bộ, Tổng Cục trưởng cho biết, sẽ tiếp tục giới thiệu bổ nhiệm luân chuyển cán bộ không phải người của địa phương, nhất là những địa bàn nóng, phức tạp.

Chỉ đạo tại hội nghị, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên cũng yêu cầu lực lượng Quản lý thị trường tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đẩy mạnh phòng, chống tiêu cực, xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.

Cùng với đó, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm và đạo đức công vụ để xây dựng đội ngũ công chức Quản lý thị trường thật sự có bản lĩnh, năng lực chuyên môn, liêm chính, trong sạch, nâng cao hiệu quả trong đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, hàng kém chất lượng, xâm phạm sở hữu trí tuệ.

Năm 2022 lực lượng quản lý thị trường đã thực hiện thanh, kiểm tra 70.902 vụ, trong đó phát hiện và xử lý 43.989 vụ vi phạm (tăng 6% so với cùng kỳ năm 2021); chuyển cơ quan điều tra 127 vụ việc có dấu hiệu tội phạm. Qua hoạt động kiểm tra và xử phạt, lực lượng Quản lý thị trường đã thu nộp ngân sách nhà nước trên 490 tỉ đồng (tăng 14% so với cùng kỳ năm 2021); tịch thu hàng hóa trị giá 96 tỉ đồng.

Phạm Tuyên

Tiền phong

Các tin tức khác

>   Sắp có khu phi thuế quan rộng hơn 150ha ở Đà Nẵng (06/01/2023)

>   Bộ Công an bắt cựu Đại sứ Việt Nam tại Malaysia (05/01/2023)

>   Tổng Công ty đường cao tốc nói gì về việc bất ngờ tăng phí? (05/01/2023)

>   Ban hành 15 Nghị định về Biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt (05/01/2023)

>   Bắt cựu chuyên viên Nhà xuất bản Giáo Dục và một giám đốc liên quan vụ Công ty Việt Á (04/01/2023)

>   Sẽ thanh tra sai phạm loạt dự án điện mặt trời (04/01/2023)

>   Từ 8/1, sẽ dừng xét nghiệm PCR tại các cửa khẩu ở Móng Cái (Quảng Ninh) (04/01/2023)

>   Giải ngân vốn đầu tư công cả năm 2022 ước đạt gần 435,690 tỷ đồng (04/01/2023)

>   Cựu Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị phạt 30 năm tù (04/01/2023)

>   Dòng tiền đầu tư quay trở lại thị trường hàng hóa ngày đầu năm 2023 (04/01/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật