Cựu Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị phạt 30 năm tù
HĐXX xác định bà Nhàn là chủ mưu, cầm đầu vụ án xảy ra tại Công ty AIC và các đơn vị. Bà này bỏ trốn gây khó khăn cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử.
Sau gần 3 giờ công bố bản án, trưa 4/1, HĐXX TAND Hà Nội đưa ra phán quyết về mức án sơ thẩm đối với cựu Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Trần Đình Thành, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Quốc Thái và 34 bị cáo khác liên quan vụ án xảy ra tại Công ty AIC.
HĐXX tuyên phạt ông Trần Đình Thành 11 năm tù, ông Đinh Quốc Thái 9 năm tù cùng về tội Nhận hối lộ.
Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị phạt 14 năm tù về tội Đưa hối lộ, 16 năm tù về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Tổng hợp hình phạt bà Nhàn lĩnh 30 năm tù. Đồng phạm với bà Nhàn, phó tổng giám đốc AIC Trần Mạnh Hà (đang bị truy nã) lĩnh tổng mức án 25 năm tù.
Ông Phan Huy Anh Vũ bị phạt mức án 9 năm tù về tội Nhận hối lộ, 10 năm tù về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Tổng hình phạt buộc ông Vũ chấp hành 19 năm tù. Bà Bồ Ngọc Thu (cựu Giám đốc Sở KH&ĐT Đồng Nai) lĩnh 3 năm 6 tháng tù về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Bà Hoàng Thị Thúy Nga (phó tổng giám đốc Công ty AIC) lĩnh 12 năm tù về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
29 bị cáo còn lại lĩnh các mức án từ 30 tháng tù treo đến 6 năm, 6 tháng tù.
Về dân sự, HĐXX xác định trong vụ án này, các bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Trần Mạnh Hà và Hoàng Thị Thúy Nga là những người chỉ đạo cấp dưới thực hiện hành vi phạm tội, giúp Công ty AIC thu lời bất chính. Do đó, cấp sơ thẩm thấy 3 bị cáo này phải liên đới bồi thường phần lớn số tiền thiệt hại, còn AIC bồi thường một phần thiệt hại.
Ngoài ra, nhiều bị cáo mang tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng đã nộp khắc phục tổng số tiền hơn 3,1 tỷ đồng so với thiệt hại của vụ án là gần 152 tỷ đồng. Do đó, HĐXX buộc các bị cáo Nhàn, Hà, Nga và Công ty AIC bồi thường tổng số tiền còn lại là hơn 148 tỷ đồng. Căn cứ vai trò, tính chất và mức độ hành vi, HĐXX tuyên bà Nhàn phải bồi thường hơn 103 tỷ đồng; các bị cáo Nga, Hà và Công ty AIC bồi thường 15 tỷ đồng mỗi trường hợp.
Bản án cho thấy quá trình xét xử, các luật sư bào chữa cho bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn (cựu Chủ tịch Công ty AIC và 7 bị cáo đã bỏ trốn) đề nghị trả hồ sơ điều tra bổ sung, tạm đình chỉ xét xử đối với 8 người này để tách vụ án, khi bắt được sẽ xử lý sau.
Tuy nhiên, HĐXX kết luận đề nghị này chưa đủ căn cứ. Lý do là khi cơ quan điều tra khởi tố vụ án và khởi tố bị can, 8 bị cáo bỏ trốn nêu trên không có mặt tại địa phương. Cơ quan chức năng đã thông báo và yêu cầu họ ra trình diện để được hưởng chính sách khoan hồng.
Sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử, tòa án đã tống đạt và giao quyết định cho địa phương, niêm yết công khai tại nơi cư trú và thông báo trên các phương tiện truyền thông, kêu gọi 8 bị cáo ra đầu thú để được khoan hồng. Song cho đến phiên tòa hôm nay, bà Nhàn và 7 người còn lại vẫn vắng mặt, chỉ có bị cáo Nguyễn Đăng Thuyết gửi bản tường trình xin xét xử vắng mặt và chấp nhận phán quyết của tòa.
"Như vậy, các bị cáo vắng mặt là tự từ bỏ quyền của mình theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Các bị cáo vắng mặt, nhưng cơ quan tố tụng đã đảm bảo quyền bào chữa cho họ, tạo điều kiện cho luật sư nghiên cứu hồ sơ, tham gia quyền bào chữa", chủ tọa công bố bản án.
Ngoài ra, kết luận điều tra và cáo trạng đều xác định bà Nhàn và 7 bị cáo vắng mặt đều có hành vi sai phạm. Những hành vi này có liên quan đến vi phạm của 28 bị cáo khác có mặt tại tòa. Do đó, HĐXX có đủ căn cứ xét xử vắng mặt 8 bị cáo đã bỏ trốn.
28 bị cáo nghe tòa tuyên án sáng 4/1. Ảnh: TTXVN.
|
Sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử, tòa án đã tống đạt và giao quyết định cho địa phương, niêm yết công khai tại nơi cư trú và thông báo trên các phương tiện truyền thông, kêu gọi 8 bị cáo ra đầu thú để được khoan hồng. Song cho đến phiên tòa hôm nay, bà Nhàn và 7 người còn lại vẫn vắng mặt, chỉ có bị cáo Nguyễn Đăng Thuyết gửi bản tường trình xin xét xử vắng mặt và chấp nhận phán quyết của tòa.
"Như vậy, các bị cáo vắng mặt là tự từ bỏ quyền của mình theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Các bị cáo vắng mặt, nhưng cơ quan tố tụng đã đảm bảo quyền bào chữa cho họ, tạo điều kiện cho luật sư nghiên cứu hồ sơ, tham gia quyền bào chữa", chủ tọa công bố bản án.
Ngoài ra, kết luận điều tra và cáo trạng đều xác định bà Nhàn và 7 bị cáo vắng mặt đều có hành vi sai phạm. Những hành vi này có liên quan đến vi phạm của 28 bị cáo khác có mặt tại tòa. Do đó, HĐXX có đủ căn cứ xét xử vắng mặt 8 bị cáo đã bỏ trốn.
Các bị cáo Hoàng Thị Thúy Nga, Trần Đình Thành (giữa), Đinh Quốc Thái. Ảnh: TTXVN.
|
"HĐXX sẽ cân nhắc cho luật sư chỉ định hoặc gia đình các bị cáo bỏ trốn có quyền kháng cáo bản án để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp", chủ tọa kết luận.
Đối với hành vi của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn (bị VKS đề nghị tổng hình phạt 30 năm tù), bản án nêu bị cáo đang bỏ trốn, phạm tội nhiều lần nên cần xử lý nghiêm khắc. Khi lượng hình, HĐXX xem xét để áp dụng các tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo, như bị cáo được tặng nhiều huân chương, bằng khen, bố mẹ được thưởng huân, huy chương.
Với bà Hoàng Thị Thúy Nga (cựu phó tổng giám đốc AIC), HĐXX xác định bị cáo này có hành vi giúp sức tích cực cho bà Nhàn, cùng bà Nhàn tiếp xúc với các bị cáo Trần Đình Thành, Đinh Quốc Thái và Phan Huy Anh Vũ (cựu giám đốc Bệnh viện Đồng Nai) trong quá trình chỉ đạo cho AIC trúng thầu trái pháp luật, gây thiệt hại trên 152 tỷ đồng.
Các bị cáo Trần Đình Thành và Đinh Quốc Thái đều có lời khai phù hợp với hồ sơ vụ án và với các bị cáo khác. Cấp sơ thẩm kết luận ông Thành với cương vị bí thư Tỉnh ủy, ông Thái là chủ tịch tỉnh, đã nhiều lần nhận hối lộ tổng số tiền 14,5 tỷ đồng mỗi bị cáo từ phía bà Nhàn. Sau đó, các bị cáo chỉ đạo, tác động để cấp dưới tạo điều kiện cho AIC trúng 16 gói thầu trái quy định tại dự án Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, gây thiệt hại cho tài sản Nhà nước.
Quá trình điều tra, truy tố và xét xử, ông Thành và ông Thái được đánh giá thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải và tác động gia đình nộp khắc phục toàn bộ số tiền. Bên cạnh đó, khi còn công tác, 2 bị cáo nhận được nhiều huân huy chương, bằng khen hay giấy khen, nên có căn cứ được hưởng các tình tiết giảm nhẹ.
Đối với bị cáo Phan Huy Anh Vũ, với vai trò giám đốc bệnh viện được giao quản lý dự án, nhưng ông Vũ đã nghe theo sự bàn bạc của ông Thành, ông Thái cùng nhóm bà Nhàn, để tạo điều kiện cho AIC trúng thầu 16 gói thầu. Sau đó, bà Nhàn đã chỉ đạo phó tổng giám đốc Trần Mạnh Hà đưa hối lộ cho ông Vũ tổng số tiền 14,8 tỷ đồng. Như vậy, cáo truy tố bị cáo Vũ là có căn cứ, đúng người đúng tội.
Quá trình tranh tụng, luật sư của ông Vũ cho rằng bị cáo không phạm tội nhận hối lộ. HĐXX thấy tuy không có lời khai của bị cáo đã bỏ trốn, không có hứa hẹn đưa tiền, nhưng thực tế thể hiện trước khi diễn ra đấu thầu, bà Nhàn đã đến nhờ ông Vũ giúp đỡ và Vũ đã thực hiện. Quá trình điều tra và tại tòa, bị cáo Vũ thành khẩn khai báo, tác động gia đình nộp lại toàn bộ số tiền nhận hối lộ. Ngoài ra, ông Vũ có nhiều cống hiến và thành tích xuất sắc trong công tác. Tỉnh Đồng Nai cũng có công văn đề nghị xem xét cho bị cáo vì đã tích cực hợp tác trong việc phát hiện tội phạm. Từ đó, HĐXX thấy có căn cứ áp dụng các tình tiết giảm nhẹ cho ông Vũ.
Mức án dành cho các bị cáo khác: Đỗ Văn Sơn 6 năm; Phan Minh Trí 6 năm 6 tháng; Nguyễn Công Tiến, Đỗ Mỹ Hạnh cùng 5 năm; Nguyễn Thị Nhung 4 năm 6 tháng; Ninh Văn Sinh, Hoàng Thế Quỳnh, Ngô Thế Vinh, Nguyễn Thị Tích cùng 4 năm; Ngô Công Vinh, Nguyễn Thành Thái, Nguyễn Thị Dung, Vũ Quang Ngọc cùng 3 năm 6 tháng. Lê Chí Tuân, Lê Thị Bích Thủy, Nguyễn Tiến Thu cùng 3 năm; Lê Thị Hương 36 tháng; Nguyễn Quang Minh, Nguyễn Tấn Sỹ, Nguyễn Đăng Thuyết, Huỳnh Tuấn Anh, Nguyễn Thị Sen, Lưu Văn Phương cùng 30 tháng. Cao Thị Tám, Phan Thành An cùng 36 tháng tù treo; Chu Văn Hiếu, Lê Lâm Đồng, Nguyễn Văn Bằng, Trịnh Huy Cường cùng 30 tháng tù treo.
|
Hoàng Lam - Hồng Hạnh
Zing
|