Thứ Hai, 30/01/2023 15:06

Ngành phân bón sẽ kém khả quan trong năm 2023?

SSI Research cho rằng triển vọng ngành phân bón trong năm 2023 sẽ kém khả quan, do giá urê có thể lao dốc mạnh.

Theo SSI nhận định, giá urê có thể lao dốc trong năm 2023 do xuất khẩu urê từ Nga và Trung Quốc phục hồi. Cần lưu ý rằng cả Trung Quốc và Nga đều nới lỏng các biện pháp hạn chế xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm 2022 so với nửa đầu năm. SSI kỳ vọng xu hướng này sẽ kéo dài đến năm 2023.

Xu hướng nguyên liệu đầu vào cũng sẽ tác động đến giá phân bón. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), sản lượng than dự kiến tăng mạnh để đáp ứng nhu cầu của các nhà máy điện than. Nguồn cung dự kiến tăng và nhu cầu suy yếu do suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ ảnh hưởng đến giá than năm 2023. Đối với giá khí đốt tự nhiên, sự phụ thuộc của châu Âu vào khí đốt tự nhiên trong năm 2023 có thể không đáng kể như năm 2022 do khu vực này chuyển sang khai thác các nguồn năng lượng, chẳng hạn như than đá và năng lượng tái tạo. Điều này cùng với nhu cầu giảm do suy thoái kinh tế có thể kéo giá khí đốt tự nhiên xuống trong năm 2023.

Nhu cầu urê có thể suy yếu trong năm 2023 do lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu và sự điều chỉnh giá các mặt hàng nông nghiệp. Quý 4 thường được coi là mùa cao điểm. Tuy nhiên, giá urê không tăng trong quý 4/2022. Điều này phản ánh nhu cầu đang suy yếu và có thể tiếp tục giảm vào năm 2023.

Lợi nhuận giảm đáng kể nhất trong quý 1/2023 đối với các nhà sản xuất urê. SSI lưu ý cả DPMDCM đều chốt được đơn hàng xuất khẩu với mức giá rất cao (trên 900 USD/tấn so với giá hiện tại 480 USD/tấn) trong tháng 1/2022, và giá urê đã hình thành mức đỉnh khác vào tháng 3/2022 do căng thẳng Nga-Ukraine vào thời điểm đó. Do đó, SSI cho rằng lợi nhuận của các ông lớn như DPMDCM sẽ giảm nhiều nhất trong quý 1/2023.

Với dự báo lợi nhuận giảm, ngành phân bón được SSI khuyến nghị kém khả quan. Tuy nhiên, lượng tiền mặt ròng cao và tỷ lệ chi trả cổ tức cao có thể giúp hạn chế đà giảm giá cổ phiếu. Tiền mặt ròng tại thời điểm cuối quý 3/2022 của DPMDCM chiếm lần lượt 50% và 55% vốn hóa thị trường hiện tại. DPM có chính sách chi trả cổ tức với tỷ lệ cao nhất (lên đến 70% mệnh giá, tỷ suất cổ tức là 16% cho năm 2022).

Dẫu vậy, nguồn cung khí tự nhiên và than có thể bị gián đoạn đột ngột do chiến tranh Nga-Ukraine, do đó có thể đảo ngược xu hướng giảm giá khí tự nhiên và than.

Đức Đỗ

FILI

Các tin tức khác

>   SSI Research: Tăng trưởng ngành dược sẽ hạn chế hoặc thấp hơn vào năm 2023 (30/01/2023)

>   Nhiệt điện sẽ trở lại trong năm 2023? (30/01/2023)

>   Góc nhìn tuần 30/01 - 03/02: Áp lực chốt lãi xuất hiện? (29/01/2023)

>   Yuanta Việt Nam: Nợ xấu 2023 dự báo tăng, nới room ngoại một số ngân hàng lên trên 30% (26/01/2023)

>   Chúng ta đang sống trong thế giới chuyển dịch (25/01/2023)

>   2023 - Góc nhìn từ những yếu tố biến động kinh tế (07/02/2023)

>   PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh: Chứng khoán vẫn là kênh đầu tư tốt trong năm 2023 (06/02/2023)

>   VinaCapital: Thị trường chứng khoán đang ở mức hấp dẫn cho đầu tư dài hạn (19/01/2023)

>   Sắc màu nào cho chứng khoán Việt Nam trong năm 2023? (23/01/2023)

>   Thanh khoản thị trường năm 2023 có thể ngang bằng bình quân quý 4/2022 (01/02/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật