Thứ Ba, 17/01/2023 14:43

DLG xin gia hạn thanh toán gốc, lãi cho lô trái phiếu tổng trị giá hơn 181 tỷ đồng

CTCP Tập đoàn Đức Long Gia Lai (HOSE: DLG) công bố thông tin về tinh hình thanh toán gốc và lãi cho lô trái phiếu mã 30122017-01, vốn đã đáo hạn và phải trả nợ theo lịch vào ngày 30/12/2022.

Lô trái phiếu của DLG được phát hành ngày 30/12/2017, có kỳ hạn 5 năm, gồm 134 trái phiếu mệnh giá 1 tỷ đồng, tổng huy động 134 tỷ đồng, lãi suất 10%/năm, kỳ hạn thanh toán lãi 6 tháng/lần.

Lô trái phiếu đã đáo hạn vào ngày 30/12/2022 - là kỳ hạn thanh toán cả gốc và lãi. Theo văn bản công bố, DLG còn phải thanh toán tiền gốc hơn 117 tỷ đồng, lãi hơn 64 tỷ đồng, tổng cộng hơn 181 tỷ đồng.

Công ty cho biết đang đàm phán và thỏa thuận với trái chủ để gia hạn, kéo dài thời gian trả nợ gốc và lãi theo quy định của pháp luật.

“Do ảnh hưởng bởi thiên tai dịch bệnh kéo dài, gây ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, đồng thời lãi suất tăng cao, tín dụng siết chặt… dẫn đến dòng tiền còn hạn chế, chưa đáp ứng theo kế hoạch thanh toán cho trái chủ” - đây là lý do chậm thanh toán được DLG đưa ra trong văn bản công bố.

DLG có trụ sở tại TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai, hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất đồ gỗ, kinh doanh khai thác đá granit, sản xuất linh kiện điện tử, đầu tư xây dựng công trình giao thông BOT, đầu tư xây dựng dự án năng lượng thủy định, kinh doanh dịch vụ khách sạn lưu trú…

Trên thực tế, xét trên tình hình kinh doanh, DLG đang gặp rắc rối về tài chính khi 9 tháng đầu năm 2022 lỗ ròng hơn 397 tỷ đồng, lỗ lũy kế tính đến cuối tháng 9/2022 hơn 1.2 ngàn tỷ đồng. DLG lấy lý do dịch bệnh phức tạp gây ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là doanh thu bán sản phẩm linh kiện điện tử của nhà máy tại Trung Quốc và Hàn Quốc trực thuộc Công ty MassNoble tại Hồng Kông giảm mạnh, chuỗi cung ứng bị gián đoạn.

Ngày 28/12/2022, DLG thông báo sẽ thoái toàn bộ vốn góp tại CTCP Đức Long Tây Nguyên và CTCP DLG CY Việt Nam. Theo BCTC quý 3/2022, DLG ghi nhận tỷ lệ góp vốn tại 2 công ty liên kết CTCP Đức Long Tây Nguyên và CTCP DLG CY Việt Nam đều là 40%. Tuy nhiên, DLG cho biết tính đến ngày 30/09/2022, DLG vẫn chưa góp vốn vào 2 công ty liên kết này nên Tập đoàn không hợp nhất theo phương thức vốn chủ sở hữu.

Trên thị trường, cổ phiếu DLG đã bị HOSE chuyển từ diện kiểm soát sang cảnh báo từ ngày 18/04/2022, do kết quả kinh doanh thua lỗ tính đến thời điểm cuối tháng 12/2021. Để khắc phục tình trạng chứng khoán bị cảnh báo, DLG cho biết Công ty đang tái cấu trúc tình hình tài chính, tăng nguồn vốn lưu động để bổ sung duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo hiệu quả và lợi nhuận. HĐQT DLG định hướng năm 2023 tiếp tục tập trung phối hợp với các ngân hàng và tổ chức tín dụng để có phương án xử lý nợ như tìm kiếm đối tác để tiếp tục chuyển nhượng các tài sản, dự án kém hiệu quả nhằm giảm dư nợ gốc.

Châu An

FILI

Các tin tức khác

>   PDR tiếp tục chi trả 900 tỷ đồng trái phiếu trước hạn (17/01/2023)

>   Gấp rút 'phá băng' cho đỉnh nợ trái phiếu doanh nghiệp (17/01/2023)

>   Lãnh đạo CTD: Công ty hoàn toàn có khả năng thanh toán trái phiếu, bác bỏ số nợ xấu 2,600 tỷ (17/01/2023)

>   Lâu Đài Trắng đã thanh toán hơn 245 lãi và gốc trái phiếu (14/07/2023)

>   Chứng khoán Tân Việt bị phạt 745 triệu đồng vì loạt sai phạm liên quan đến trái phiếu  (13/01/2023)

>   Một công ty chứng khoán bị phạt do vi phạm liên quan trái phiếu doanh nghiệp (13/01/2023)

>   VBMA: Hơn 258.5 ngàn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp được phát hành năm 2022 (14/01/2023)

>   70 tỷ đồng trái phiếu của HDC tiếp tục về tay CTS (13/01/2023)

>   Tiền lãi trái phiếu: VEC xin miễn hoặc được khoanh hơn 4.500 tỷ đồng (13/01/2023)

>   AGM sẽ tổ chức hội nghị trái chủ cho 2 lô trái phiếu trong tháng 2 (12/01/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật