Thứ Ba, 20/12/2022 15:21

Niềm tin của doanh nghiệp Trung Quốc xuống thấp nhất gần thập kỷ

Niềm tin của khối doanh nghiệp Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 1/2013, điều này cho thấy việc số lượng ca nhiễm COVID-19 gia tăng sau khi chính phủ đột ngột dỡ bỏ nhiều biện pháp kiểm dịch đang tác động tiêu cực đến hoạt động kinh tế.

Chỉ số niềm tin của khối doanh nghiệp Trung Quốc giảm xuống 48.1 điểm trong tháng 12/2022, từ mức 51.8 điểm của tháng trước, theo khảo sát của World Economics đối với giám đốc bán hàng của hơn 2,300 doanh nghiệp trong giai đoạn ngày 1 – 16/12. Đây là mức thấp nhất kể từ khi World Economics bắt đầu khảo sát số liệu vào năm 2013.

Chỉ số niềm tin của khối doanh nghiệp Trung Quốc xuống thấp nhất gần 10 năm là dấu hiệu đầu tiên cho thấy tâm lý kinh doanh đã bị ảnh hưởng như thế nào sau khi Bắc Kinh mạnh tay nới lỏng chính sách Zero COVID vào ngày 07/12. Hiện, số lượng ca nhiễm COVID-19 vẫn đang gia tăng trên khắp Trung Quốc.

“Kết quả khảo sát cho thấy rõ ràng rằng tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc đã chậm lại khá nhiều và có thể hướng tới suy thoái trong năm 2023”, World Economics nhận định. GDP của Trung Quốc dự kiến chỉ tăng 3% trong năm nay, ghi nhận mức tăng trưởng tồi tệ nhất trong gần nửa thế kỷ qua.

Cũng theo khảo sát này, hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc giảm mạnh trong tháng 12/2022, với chỉ số của lĩnh vực sản xuất và dịch vụ đều dưới 50 điểm.

“Tỷ lệ doanh nghiệp tuyên bố bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch COVID-19 đã lên mức cao chưa từng thấy, với hơn 50%”, World Economics cho biết.

Trung Quốc mới đây đã gỡ bỏ một số quy định quan trọng trong chính sách Zero COVID sau cuộc biểu tình chưa từng có của người dân trong suốt một thập kỷ cầm quyền của ông Tập Cận Bình.

Trong cuộc họp vào cuối tuần trước, các nhà lãnh đạo và hoạch định chính sách hàng đầu khẳng định sẽ tập trung vào việc ổn định nền kinh tế vào năm 2023 và đẩy mạnh điều chỉnh chính sách để đảm bảo đạt được các mục tiêu chính.

“Có thể mất ít nhất một quý nữa để tình hình xoay chuyển. Nhiều doanh nghiệp nhỏ đã không còn thanh khoản, đặc biệt là các nhà hàng, phòng tập thể dục, khách sạn và các dịch vụ khác”, Dan Wang, chuyên gia kinh tế trưởng tại Hang Seng Bank China, cho biết.

Kim Dung (Theo Reuters)

FILI

Các tin tức khác

>   WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc năm 2022 (20/12/2022)

>   Lần đầu tiên một cựu tổng thống Mỹ bị Quốc hội đề nghị truy tố hình sự (20/12/2022)

>   Kinh tế Argentina có cần một cúp vàng World Cup? (20/12/2022)

>   Trung Quốc tái mở cửa có thúc đẩy lạm phát toàn cầu? (19/12/2022)

>   Trung Quốc sẽ là động lực tăng trưởng cho kinh tế toàn cầu trong năm 2023? (19/12/2022)

>   Châu Âu thiệt hại khoảng 1.000 tỷ USD do từ bỏ khí đốt Nga, khủng hoảng mới chỉ bắt đầu (19/12/2022)

>   Mỹ: Suy thoái kinh tế và tác động đến thị trường lao động (19/12/2022)

>   Argentina có thể gặt hái nhiều lợi ích kinh tế nếu vô địch World Cup (18/12/2022)

>   CEO TSMC: Thị trường chip đang bị bóp méo vì căng thẳng địa chính trị (18/12/2022)

>   Trung Quốc 'đổi giọng' với ngành địa ốc (17/12/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật