Thứ Tư, 28/12/2022 16:49

Ngày 1.1.2023, đồng loạt khởi công 12 dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2

Ngày 1.1.2023, Bộ GTVT sẽ khởi công đồng loạt 12 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, đồng thời khánh thành dự án Cam Lộ - La Sơn.

Thông tin tại buổi họp báo triển khai dự án đầu tư cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2017 - 2020 và giai đoạn 2021 - 2025, chiều 28.12, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy cho biết, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, chỉ trong 12 tháng, Bộ GTVT đã hoàn thành thủ tục để khởi công đồng loạt 12 dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông.

Ngày 1.1.2023, đồng loạt khởi công 12 dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 - ảnh 1

Họp báo thông tin về tình hình triển khai dự án đầu tư cao tốc Bắc - Nam. M.H

Đây là một trong những dự an liên kết nhiều nhất với các tỉnh, thành phố, cảng biển, sân bay, là trục quan trọng nhất trong các trục vận tải Bắc - Nam; nằm trong mục tiêu hệ thống đường cao tốc đang đặt ra mục tiêu khai thác 3.000 km vào 2025 và 5.000 km vào 2030, đây cũng là mục tiêu được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII thông qua.

“Bình thường với dự án nhóm A và dự án quan trọng quốc gia, thời gian đầu tư tối thiểu 2 năm, với 12 tháng một khối lượng khổng lồ từ các đơn vị tư vấn, ban quản lý dự án, hội đồng giải phóng mặt bằng, bà con địa phương vùng dự án, các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là Thủ tướng, Chính phủ đã vào cuộc rất quyết liệt, đủ điều kiện để khởi công”, ông Huy cho biết.

Theo đó, ngày 1.1.2023 sẽ khởi công đồng loạt 12 gói thầu đầu tiên của 12 dự án nằm trên 9 địa phương kéo dài từ Quảng Bình đến Cà Mau. Phương thức khởi công đồng loạt tại 12 điểm cầu, với 3 điểm cầu chính là Quảng Bình, Quảng Ngãi và Hậu Giang, trung tâm tại Quảng Ngãi với sự tham gia của Thủ tướng Chính phủ.

Đồng thời, ngày 1.1.2023 cũng sẽ khánh thành dự án Cam Lộ - La Sơn. Về cơ bản, tới 31.12.2022 sẽ hoàn thành 3 dự án cao tốc còn lại, đảm bảo thông xe chính thức vào 30.4.2023.

Dự án cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021 - 2025 được Quốc hội khóa XV thông qua chủ trương đầu tư tại phiên họp bất thường lần thứ nhất (Nghị quyết số 44/2022/QH15) với tổng chiều dài 729 km, được chia thành 12 dự án thành phần vận hành độc lập.

Cụ thể, gồm các đoạn Hà Tĩnh - Quảng Trị (267 km), Quảng Ngãi - Nha Trang (353 km) và Cần Thơ - Cà Mau (109 km), đi qua địa phận 12 tỉnh, thành phố (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau).

Sơ bộ tổng mức đầu tư 146.990 tỉ đồng, cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác, vận hành từ năm 2026.

Mai Hà

Thanh niên

Các tin tức khác

>   Cao tốc Bến Lức - Long Thành: Nhà thầu đòi bồi thường hơn 1.600 tỷ đồng (27/12/2022)

>   Đường sắt Cát Linh - Hà Đông được bổ sung vốn hơn 910 tỷ đồng (26/12/2022)

>   Đồng loạt khởi công 12 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 (25/12/2022)

>   Đề xuất nhiều khu vực ở Bình Dương không kinh doanh nhà ở, phân lô bán nền (23/12/2022)

>   Bình Định lập quy hoạch 1/5000 đô thị Cát Khánh gần 3,100 ha (21/12/2022)

>   Khởi công nhà ga T3 cùng dự án trọng điểm 'cứu' sân bay Tân Sơn Nhất (21/12/2022)

>   Lâm Đồng cho phép liên danh T&T và FUTA nghiên cứu lập quy hoạch 50,000 ha dọc cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương (18/12/2022)

>   Cục Hàng không sửa dự thảo quy hoạch, bổ sung 2 sân bay (16/12/2022)

>   Đề xuất Bộ Quốc phòng giao 153 ha đất mở rộng sân bay Phù Cát (16/12/2022)

>   Bộ Tài chính trình phương án 'cứu' công ty vận hành metro số 1 TP.HCM (14/12/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật