Thứ Bảy, 17/12/2022 16:59

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2023: Ổn định kinh tế vĩ mô

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì phiên toàn thể Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 5, tổ chức tại Hà Nội ngày 17/12.

Thực hiện thoả thuận hợp tác, Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương đã phối hợp đồng chủ trì tổ chức Diễn đàn Kinh tế Việt Nam thường niên và đột xuất theo chủ đề: “Kinh tế Việt Nam 2023: Ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn, vững vàng vượt qua thách thức.”

Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh; Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đồng chủ trì.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Kinh tế Việt Nam với chủ đề: Kinh tế Việt Nam năm 2023: Ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn, vững vàng vượt qua thử thách. (Ảnh: TTXVN)

Diễn đàn được tổ chức kết hợp trực tiếp và trực tuyến với sự tham dự của hơn 1,000 đại biểu là lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương, đại diện các tổ chức quốc tế đa phương và đại sứ quán, lãnh sự quán một số nước, các doanh nghiệp, hiệp hội, trường đại học, viện nghiên cứu, chuyên gia trong nước và quốc tế.

Phiên toàn thể gồm 5 báo cáo chính: Tổng quan kinh tế Việt Nam 2022 và định hướng điều hành 2023; Triển vọng kinh tế thế giới 2023 và các gợi ý chính sách cho Việt Nam; Những vấn đề đặt ra đối với kinh tế Việt Nam 2023 qua đánh giá phản ứng chính sách vĩ mô của các nước và dự báo viễn cảnh kinh tế châu Á 2023; Ổn định tài chính, lành mạnh hóa thị trường tài chính và thị trường bất động sản Việt Nam tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế 2023; Tăng tốc đầu tư công và khơi thông nguồn vốn cho doanh nghiệp để tạo bứt phá tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2023.

Bốn hội thảo chuyên đề bao gồm: Kiến tạo không gian phát triển và các động lực tăng trưởng kinh tế mới; Lành mạnh hóa thị trường tài chính và thị trường bất động sản để phát triển kinh tế nhanh và bền vững; Đẩy nhanh tháo gỡ những điểm nghẽn về đầu tư công và nút thắt về vốn cho doanh nghiệp; Bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi và việc làm gắn với phát triển kinh tế năm 2023.

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh phát biểu. (Ảnh: TTXVN)

Phát biểu khai mạc phiên toàn thể của Diễn đàn, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh cho biết những bất cập, hạn chế từ nội tại của nền kinh tế cùng với bối cảnh thế giới đang có nhiều diễn biến bất lợi, có nhiều vấn đề mới phát sinh chưa có tiền lệ... đang đặt ra thách thức gay gắt đối với ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định tài chính, tiền tệ, nợ công, an ninh năng lượng và các vấn đề an sinh xã hội trong nước; tác động trực tiếp tới việc thực hiện các mục tiêu phát triển cả trước mắt và dài hạn.

Báo cáo tổng quan kinh tế Việt Nam 2022 và định hướng điều hành 2023, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, song tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam vẫn đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện và nhiều điểm sáng tích cực. Dịch COVID-19 được kiểm soát tốt.

Kinh tế vĩ mô duy trì ổn định; lạm phát được kiểm soát, bình quân 11 tháng ở mức 3.02%, cả năm dưới 4%. Các cân đối lớn được bảo đảm.

Tỷ giá, lãi suất được điều chỉnh phủ hợp. Sản xuất công nghiệp 11 tháng tăng 8.6%. Thương mại, dịch vụ phục hồi nhanh, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 20.5%.

Tình hình đăng ký doanh nghiệp khởi sắc, với tổng số doanh nghiệp gia nhập thị trường đạt 195,000, tăng 33.2% so với cùng kỳ. Vốn FDI thực hiện 11 tháng đạt 19.68 tỷ USD, tăng 15.1% và cao nhất trong 5 năm qua.

Cùng với đó, an sinh xã hội được bảo đảm; đời sống người dân được cải thiện. Phòng chống tham nhũng, tiêu cực được đẩy mạnh. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; quốc phòng, an ninh được giữ vững. Các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh thực chất, hiệu quả. Uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được củng cố và nâng lên.

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những tồn tại, hạn chế, bất cập, như nhiều đại biểu đã chỉ ra. Áp lực lạm phát và điều hành kinh tế vĩ mô rất lớn trước những biến động từ bên ngoài. Chuyển dịch cơ cấu lao động còn chậm, chưa theo kịp chuyển dịch cơ cấu kinh tế; năng suất lao động còn thấp.

Giải ngân vốn đầu tư công, triển khai thực hiện một số chính sách thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, 3 chương trình mục tiêu quốc gia và việc lập các quy hoạch chưa đáp ứng yêu cầu.

Các thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản còn tiềm ẩn rủi ro. Các động lực tăng trưởng, sản xuất công nghiệp có xu hướng chậm lại do các thị trường xuất khẩu, đối tác lớn bị thu hẹp, đơn hàng xuất khẩu sụt giảm, trong khi chi phi đầu vào ở mức cao và thiếu hụt nguồn cung nguyên vật liệu.

Tình hình lao động, việc làm bị ảnh hưởng, xuất hiện tình trạng doanh nghiệp cắt giảm lao động, giảm giờ làm, luân phiên lao động...

Trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có những diễn biến mới, nhanh chóng và phức tạp, khó lường hơn cả dự đoán, tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 dự kiến đạt khoảng 8% - mức tăng trưởng cao nhất trong khu vực. Theo báo cáo tháng 11/2022, IMF dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2022 đạt 3.2% và sẽ hạ xuống 2.7% năm 2023.

Còn theo dự báo tháng 10/2022 của WTO, khối lượng thương mại hàng hóa toàn cầu sẽ tăng 3.5% vào năm 2022 do lực đẩy của thương mại toàn cầu tăng nửa đầu năm 2022. Tuy nhiên, lượng thương mại đang sụt giảm ở các tháng cuối năm 2022, dự kiến năm 2023 thương mại toàn cầu chỉ tăng 1.1%. Tháng 11/2022, IMF dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu giảm từ mức 10.1% năm 2021 xuống 4.3% năm 2022 và dự kiến còn 2.5% năm 2023.

Châu An

FILI

Các tin tức khác

>   17 lần đàm phán chưa thống nhất chi phí, cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu tiếp tục thu phí (17/12/2022)

>   Hiệp hội Dệt may Việt Nam đưa ra hai kịch bản xuất khẩu năm 2023 (17/12/2022)

>   Chủ tịch UBND TP.HCM: Quận 1 có thể nghiên cứu mở phố tài chính (16/12/2022)

>   Chính phủ chỉ đạo nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam (16/12/2022)

>   Bộ Ngoại giao nói về thỏa thuận 15,5 tỷ USD hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi xanh (16/12/2022)

>   Tổng giám đốc EVN lên tiếng về khoản lỗ hơn 31.000 tỷ đồng (16/12/2022)

>   Dấu ấn xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam chạm mốc 700 tỷ USD (16/12/2022)

>   Điều chỉnh giá điện như xăng dầu được không? (16/12/2022)

>   Cựu Chủ tịch Công ty Dược Cửu Long kháng cáo vụ ‘ỉm’ hơn 3,8 triệu USD (15/12/2022)

>   Năm 2023, Kiểm toán Nhà nước sẽ thực hiện kiểm toán NHNN và một số tập đoàn kinh tế lớn (15/12/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật