Thứ Sáu, 16/12/2022 13:39

Bộ Ngoại giao nói về thỏa thuận 15,5 tỷ USD hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi xanh

Việt Nam cùng các nước G7 và các đối tác quốc tế khác thông qua tuyên bố thiết lập quan hệ Đối tác Chuyển dịch năng lượng bình đẳng (JETP). Đây là bước đi cụ thể để huy động nguồn lực tài chính và công nghệ, góp phần hỗ trợ Việt Nam thực hiện chủ trương, chính sách của mình về xây dựng nền kinh tế xanh, thực hiện cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng

Trả lời câu hỏi phóng viên về thỏa thuận 15,5 tỷ USD hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi xanh, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều 15/12, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết: Việt Nam cùng các nước G7 và các đối tác quốc tế khác thông qua tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ JETP.

Đây là bước đi cụ thể để huy động nguồn lực tài chính và công nghệ nhằm góp phần thực hiện chủ trương, chính sách của Việt Nam về xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường, và hỗ trợ Việt Nam thực hiện cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, với sự hỗ trợ của quốc tế.

Việc thông qua tuyên bố chính trị cũng khẳng định cam kết mạnh mẽ, nhất quán và nỗ lực rất lớn của Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu, thể hiện trách nhiệm của Việt Nam chung tay giải quyết một trong những thách thức toàn cầu lớn nhất hiện nay.

Bà Phạm Thu Hằng nhấn mạnh, tiến trình chuyển đổi năng lượng đặt ra rất nhiều thách thức đối với một nước đang phát triển như Việt Nam. Do đó, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục trao đổi và hợp tác với các nước và các đối tác quốc tế khác, trên cơ sở công bằng, công lý, bình đẳng, cùng có lợi, để vừa đảm bảo thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, vừa giảm phát thải nhà kính, đóng góp vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu.

Ngày 14/12, trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao kỷ niệm 45 năm quan hệ ASEAN-EU, Việt Nam và Nhóm đối tác quốc tế (IPG) bao gồm Liên minh châu Âu, Vương quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Italy, Canada, Nhật Bản, Na Uy và Đan Mạch đã ký kết thỏa thuận JETP.

Trước mắt, JETP sẽ huy động 15,5 tỷ USD nguồn tài chính từ khối tư nhân và chính phủ trong 3 đến 5 năm tới để hỗ trợ quá trình chuyển dịch xanh của Việt Nam.

JETP sẽ hỗ trợ Việt Nam đạt được các mục tiêu mới, gồm: Đẩy nhanh thời gian đạt đỉnh phát thải khí nhà kính dự kiến từ năm 2035 lên 2030; giảm tới 30% phát thải hằng năm của ngành điện từ 240 triệu tấn xuống 170 triệu tấn và đẩy nhanh đỉnh phát thải sớm thêm 5 năm vào năm 2030; giới hạn công suất điện than của Việt Nam ở mức 30,2 GW từ mức kế hoạch dự kiến là 37 GW; đẩy nhanh triển khai năng lượng tái tạo để nguồn năng lượng này chiếm ít nhất 47% tổng sản lượng điện vào năm 2030, tăng từ mức kế hoạch 36% hiện tại.

Khoảng 500 triệu tấn khí thải sẽ được cắt giảm vào năm 2035 nếu các mục tiêu này được hoàn thành.

Hoàng Tùng

Báo Chính phủ

Các tin tức khác

>   Tổng giám đốc EVN lên tiếng về khoản lỗ hơn 31.000 tỷ đồng (16/12/2022)

>   Dấu ấn xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam chạm mốc 700 tỷ USD (16/12/2022)

>   Điều chỉnh giá điện như xăng dầu được không? (16/12/2022)

>   Cựu Chủ tịch Công ty Dược Cửu Long kháng cáo vụ ‘ỉm’ hơn 3,8 triệu USD (15/12/2022)

>   Năm 2023, Kiểm toán Nhà nước sẽ thực hiện kiểm toán NHNN và một số tập đoàn kinh tế lớn (15/12/2022)

>   Ngành điện trước cú sốc giá than (15/12/2022)

>   Các doanh nghiệp 'ông lớn' nhà nước lỗ, lãi ra sao? (15/12/2022)

>   Nhiều ngành lao đao theo bất động sản (15/12/2022)

>   Cứ 10 doanh nghiệp thành lập thì 7 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường (15/12/2022)

>   Nhiều lãnh đạo và nguyên lãnh đạo của thành phố Đà Nẵng bị kỷ luật (15/12/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật