Thứ Tư, 14/12/2022 19:10

Công ty Nhật hợp tác với IBM để sản xuất chip tiên tiến

Thoả thuận được đưa ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung Quốc vẫn đang căng thẳng, đặc biệt là trong ngành công nghiệp chip.

Ngày 13/12, IBM và Rapidus, một nhà sản xuất chip mới thành lập và được Chính phủ Nhật Bản hậu thuẫn, công bố quan hệ hợp tác nhằm sản xuất loại chíp tiên tiến nhất thế giới tại Nhật Bản từ nửa cuối thập kỷ này.

Washington đã ban hành một số biện pháp nhằm hạn chế Bắc Kinh tiếp cận công nghệ bán dẫn tiên tiến của họ, đồng thời yêu cầu các đồng minh, gồm cả Nhật Bản, làm điều tương tự. Trong khi đó, Nhật Bản từ lâu đã mất vị trí dẫn đầu trong hoạt động sản xuất chip, đặc biệt là chất bán dẫn tiên tiến. Quốc gia mặt trời mọc này đang gấp rút bắt kịp đối thủ, để đảm bảo các hãng ô tô và công ty công nghệ thông tin của họ không bị thiếu linh kiện quan trong này.

Chủ tịch Rapidus Atsuyoshi Koike cho biết trong một cuộc họp báo ở Tokyo: “Chúng tôi sẽ tốn vài ngàn tỷ yên để bắt đầu sản xuất thử nghiệm”. Tuy nhiên, ông không nói nguồn vốn đó sẽ đến từ đâu, hoặc nơi mà họ sẽ xây dựng nhà máy.

Tháng 11/2022, Bộ Công nghiệp và Thương mại Nhật Bản cho biết sẽ đầu tư ban đầu 70 tỷ yên (500 triệu USD) vào Rapidus, một liên doanh do các công ty công nghệ dẫn đầu bao gồm Tập đoàn Sony và NEC. Mặc dù khoản đầu tư đó khá nhỏ trong thế giới sản xuất chip khi mà các hãng sản xuất có thể tiêu tốn hàng chục tỷ đôla, song các nguồn tin cho biết nhiều khoản đầu tư khác đang được thực hiện.

Giám đốc nghiên cứu của IBM, Dario Gil, cho biết hai công ty sẽ hợp tác để sản xuất chip 2 nanomet của IBM, được công bố vào năm ngoái. Nanomet là khoảng cách giữa các node bán dẫn, khoảng cách này càng nhỏ thì chip càng tiên tiến. Các nhà máy tiên tiến nhất của Nhật Bản hiện nay chỉ có thể sản xuất chip 40 nanomet.

Là một phần trong thỏa thuận của hai công ty, các nhà khoa học và kỹ sư của Rapidus sẽ làm việc cùng với nhóm nghiên cứu của IBM Nhật Bản và IBM tại Tổ hợp Công nghệ Nano Albany ở bang New York.

Kim Dung (Theo Nikkei Asia)

FILI

Các tin tức khác

>   Trung Quốc khiếu nại lên WTO vì lệnh hạn chế xuất khẩu chip của Mỹ (14/12/2022)

>   Arab Saudi, Trung Quốc ký thoả thuận đầu tư 50 tỷ USD (14/12/2022)

>   EY cắt thưởng do triển vọng kinh tế u ám (14/12/2022)

>   Viễn cảnh kinh tế năm 2023: Lạm phát không phải là quan ngại duy nhất (14/12/2022)

>   2022: Năm đi lệch khỏi mọi tính toán của Fed (14/12/2022)

>   CPI Mỹ tăng 7.1%, hạ nhiệt đáng kể so với tháng trước (13/12/2022)

>   Châu Âu tiến tới thỏa thuận áp thuế nhập khẩu dựa trên lượng khí phát thải (13/12/2022)

>   Những 'đám mây đen' che phủ nền kinh tế (13/12/2022)

>   Trung Quốc tính mở rộng quy mô REIT để kích thích ngành bất động sản (13/12/2022)

>   Liệu Ấn Độ có thể thay thế Trung Quốc trở thành ‘công xưởng mới’ của thế giới? (13/12/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật