Thứ Ba, 13/12/2022 06:35

Cơ cấu tổ chức mới của Ngân hàng Nhà nước thay đổi thế nào?

Theo Nghị định vừa được Chính phủ ban hành, cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước có 25 đầu mối, giảm một đầu mối so với trước. Đáng chú ý, Nghị định cho phép Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thành lập Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký Nghị định 102/2022/NĐ-CP ngày 12/12/2022 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

NHNN Việt Nam là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối (tiền tệ và ngân hàng); thực hiện chức năng của Ngân hàng Trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ…

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

NHNN đại diện cho Nhà nước, Chính phủ Việt Nam tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Đầu tư Quốc tế (IIB), Ngân hàng Hợp tác Kinh tế Quốc tế (IBEC), Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) và các tổ chức tiền tệ, ngân hàng quốc tế khác.

Về cơ cấu tổ chức, theo Nghị định 102, NHNN có 25 đầu mối, giảm 1 đầu mối so với quy định hiện hành (không tổ chức Vụ Thi đua - Khen thưởng và Trường bồi dưỡng ngân hàng). Đáng chú ý, theo Nghị định, NHNN sẽ có thêm một đơn vị mới là Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước.

Cụ thể, cơ cấu tổ chức của NHNN gồm các đơn vị sau: Vụ Chính sách tiền tệ; Vụ Quản lý ngoại hối; Vụ Thanh toán; Vụ Tín dụng các ngành kinh tế; Vụ Dự báo, thống kê; Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Ổn định tiền tệ - tài chính; Vụ Kiểm toán nội bộ; Vụ Pháp chế; Vụ Tài chính - Kế toán; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Truyền thông; Văn phòng…

Cục Công nghệ thông tin; Cục Phát hành và kho quỹ; Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước (mới); Cục Quản trị; Sở Giao dịch; Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng; Các chi nhánh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Viện Chiến lược ngân hàng; Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam; Thời báo Ngân hàng; Tạp chí Ngân hàng; Học viện Ngân hàng.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2023, thay thế Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17/2/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Văn Kiên

Tiền phong

Các tin tức khác

>   Doanh nghiệp và bài toán tiếp cận hơn 400.000 tỷ vốn tín dụng (13/12/2022)

>   Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc, cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế (12/12/2022)

>   Ngân hàng tăng tốc xử lý nợ xấu (12/12/2022)

>   Giá USD đảo chiều tăng nhẹ (11/12/2022)

>   Thách thức thị trường nhà ở 2023: Nhiều người mua nhà đối mặt lãi suất tăng cao (10/12/2022)

>   Ông Trần Ngô Phúc Vũ được bầu làm Chủ tịch HĐQT Nam A Bank  (09/12/2022)

>   SHB giảm 2% lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng dịp cuối năm (09/12/2022)

>   Các ngân hàng giảm lãi suất cho vay dịp cuối năm (09/12/2022)

>   Vietcombank chuẩn bị tổ chức ĐHĐCĐ bất thường  (09/12/2022)

>   SHB nâng vốn điều lệ lên 30,674 tỷ đồng (09/12/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật